Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 28
Truy cập hôm nay: 688
Lượt truy cập: 11,729,628
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Những phát hiện mới xung quanh di tích thành nhà Bầu ở Tuyên Quang

 

Những phát hiện mới xung quanh di tích thành nhà Bầu ở Tuyên Quang

Thành nhà Bầu là công trình phòng thủ quân sự do hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyên - từng được nhà Nguyễn phong là Tổng binh trấn thủ Tuyên Quang - xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ XVI trên vùng đất Đại Đồng, nay thuộc thôn Tân Thành, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang. Thông qua cuộc nghiên cứu, khảo sát của đoàn khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang trong những ngày cuối tháng tư này đã tìm thấy nhiều bằng chứng khoa học về giá trị của một di tích cổ đã từng tồn tại hơn 400 năm trên mảnh đất Tuyên Quang cổ xưa.

Cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang

thám sát kiến trúc thành nhà Bầu

 

Tại khu vực chân đồi, nơi tiếp giáp giữa đồi Bông Thượng và đồi Bông Hạ của thôn Tân Thành, đoàn khảo cổ học Việt Nam và cán bộ Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành đào thám sát một khu đất, tại đây đã phát lộ cấu trúc của một đoạn tường thành nội của thành bản phủ.


Cùng với việc đào thám sát nhằm lý giải những lát cắt lịch sử về quy mô, đặc trưng của kiến trúc thành nhà Bầu ở Tuyên Quang, đoàn khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang cũng đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu toàn bộ không gian kiến trúc và đã có những luận cứ khoa học khẳng định rằng, trong phạm vi của vùng đất cai quản, dòng họ Vũ đã đóng tại 11 doanh, mỗi doanh đều xây thành, đắp luỹ hiểm trở và đều mang tên thành Bầu. Toàn bộ hệ thống thành Bầu này được xây dựng trên 2 quả đồi đất mà dân địa phương gọi là đồi Bông Thượng và đồi Bông Hạ. Theo Phó giáo sư, tiến sỹ Trình Năng Chung, Trưởng phòng Khoa học Viện Khảo cổ học Việt Nam thì thành nhà Bầu có vị trí địa lý về mặt quân sự rất đắc lợi, hiểm trở, tạo thế vững chắc cho thành.


Thành nhà Bầu, một di tích cổ xưa cách ngày nay hơn 400 năm giờ đây luôn là niềm tự hào của mỗi người dân địa phương trong việc gìn giữ, phát huy giá trị lịch sử thông qua các hiện vật hiện vẫn còn tồn tại trên 2 quả đồi Bông Thượng và Bông Hạ.


Di tích lịch sử thành nhà Bầu của dòng họ Vũ xây dựng trên vùng đất Tuyên Quang xưa là cứ liệu quan trọng để nghiên cứu về lịch sử quân sự, nghệ thuật quân sự, cách xây dựng kiến trúc thành luỹ. Hiện nay, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đang tiến hành các bước lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích thành nhà Bầu là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

 

Người đăng: admin