Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 3,869
Truy cập hôm nay: 4,423
Lượt truy cập: 11,295,787
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
GIỚI THIỆU VỀ TỘC VÕ ẤP PHÚ BÌNH, XÃ AN PHÚ, HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH

GIỚI THIỆU VỀ TỘC VÕ ẤP PHÚ BÌNH, XÃ AN PHÚ,

HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH

 

    Tộc Võ ấp Phú Bình xã An Phú huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh xin trình bày tóm tắt về thân thế và sự nghiệp của tổ phụ chúng tôi như sau:

Tổ phụ chúng tôi gồm có 4 anh chị em quê tại làng Cỏ Rẽ thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn miền Bắc nước ta.

Bốn Cố Tổ chúng tôi sống lớn lên trong chế độ phong kiến thuộc nhà vua Lê Chiêu Thống ngự trị, xuất hiện những bọn quần thần cường hào ác bá khét tiếng, lộng quyền chuyên vơ vét tài sản của cải của nhân dân (như Trịnh Giang, Trịnh Hâm năm 1742 ), năm 1764 các cố Tổ không chịu nổi với cảnh tượng ấy, đành lòng thu xếp hành trang bỏ nơi chôn nhau cắt rốn lên đường lần vô Nam tìm nơi sinh sống.

Trên đường vào Nam không biết bao nhiêu hùm beo, thú dữ, lội suối trèo non muôn ngàn hiểm trở quyết tâm, các cố Tổ không sờn lòng đi mãi, đi hoài đến Đồng Nai – Biên Hòa, Cố Tổ Võ Đình Ngan dừng chân ở đây khai hoang lập ấp làm nên nghĩa cả.

Cố Tổ Võ Văn Phướng tiếp tục hành trình đến rạch Bến Kinh làng Phú Thạnh nay là xã Phú Mỹ Hưng huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Ông khai hoang lập ấp làm nên nghĩa cả, con cháu đông đầy. Hiện nay có nhà thờ Tộc Võ ở Phú Mỹ Hưng.

Cố Tổ Võ Thị Lệ dừng chân tại Gò Công Đông – Tiền Giang thuộc miền tây nước ta.

Cố Tổ Võ Văn Chi dừng chân tại Vàm Thị Nghè – Gia Địng, hiện nay là Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Ông ở đây được vài năm, sau đó ông bà bỏ đi về hướng Tây Bắc. Nơi đây là vùng đất rất phì nhiêu, màu mỡ, ông bà được dân làng kính phục và hợp sức mở công trình khai hoang ruộng rẫy, đào kinh thoátt nước đưa nước về với đồng ruộng lúa xanh tươi đã tạo bao niềm phấn khởi vô hạn cho dân làng, sau khi hoàn thành công trình đào con kênh dẫn nước vào đồng ruộng dân trong làng mở đại tiệc ăn mừng, đặt con kênh này là kênh Ông Chi, phong tục gọi là Vàm Ông Chi.

Lúc bấy giờ đoàn người đi lập nghiệp định cư rải rác dọc hai bên bờ sông Sài Gòn từ Vàm Thị Nghè đến sông Nước Đục (tức là lòng hồ Dầu Tiếng).

Dân ta lập nghiệp hai bên bờ sông Sài Gòn, lúc bấy giờ đất đai còn hoang hoá, có một số ít dân tộc ít người, dân tộc Khơ Me họ thường sống du canh du cư, họ ở những nơi có bàu, sóc như : Bàu Tròn, Bàu Trăng, Bàu Đưng và Bàu Chà Đơ, Sóc Tràm, Sóc Lào và Vịnh Ông Võ.

Trong lúc ấy thuyền buồm của ông bà chuyên chở hàng hóa luôn luôn lưu thông trên sông Sài Gòn, thường ghé những bến như : Bến Than, Bến Thể, Bến Cỏ, Bến Bà Tang, Bến Bò Cạp, Bến Súc, Bến Sóc Lào.Cuối cùng ông dừng chân lại ấp Phú Hòa thuộc huyện Hốc Môn nay là xã Hoà Phú thuộc huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Ít lâu sau ông bà sinh được hai người con trai : ông Võ Văn Đắc và ông Võ Văn Rèn là đời thứ hai, quá trình sinh sống tại Hòa Phú, ông bà khai hoang làm rất nhiều ruộng lúa, có nhiều tiền bạc, đời sống giàu sang. Sau đó ông cố Tổ gia yếu qua đời, bà cố Tổ cùng với hai người con đi đến rạch Bàu Cạp dừng chân lại tiếp tục khai hoang làm nhiều ruộng lúa, đời sống đồi dào, bà cố Tổ xây dựng gia đình cho hai người con.

Ông anh Cả Võ Văn Đắc sinh được 9 người con, 6 trai và 3 gái

Ông thứ hai Võ Văn Rèn sinh được 10 người con, 7 trai và 3 gái.

Đời thứ ba có 19 ông bà

Trân trọng

                                                                   Võ Văn Nhà    vovannha@gmail.com    (08) 3849 6355 

Người đăng: admin