Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 50
Truy cập hôm nay: 542
Lượt truy cập: 11,522,533
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Di tích Gò Tháp: Đền thờ hai anh hùng Võ Duy Dương - Đốc Binh Kiều

HU DI TÍCH GÒ THÁP: ĐỀN THỜ HAI ANH HÙNG VÕ DUY DƯƠNG - ĐỐC BINH KIỀU

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Gò Tháp ở xã Mỹ Trà, huyện Tháp Mười - Đồng Tháp, có diện tích tự nhiên lên đến hơn 500 hécta. Nơi đây vào những năm đầu thế kỷ sau công nguyên, con người cổ bản địa thuộc nền văn hóa vương quốc Phù Nam đã đến đây chinh phục vùng đất sình lầy này xây dựng cơ nghiệp. Bằng chứng là mới đây Sở VHTT Đồng Tháp đã cho khai quật một số địa điểm ở khu vực này và phát hiện được 4 tượng gỗ cao hơn 2m và 2 pho tượng bằng đá cùng nhiều di tích mộ táng, di tích kiến trúc bằng gốm, kim loại đá quý... chứng tích của nền văn hóa Ốc Eo để lại.

Trong những năm đầu thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (cuối thế kỷ thứ 18), Gò Tháp là căn cứ địa cách mạng của nghĩa quân yêu nước, do hai cụ Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều lãnh đạo dựng cờ khởi nghĩa. Thiên hộ Võ Duy Dương SN 1824, tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi - nơi có truyền thống yêu nước nồng nàn và giỏi võ nghệ. Thuở nhỏ Võ Duy Dương đã từng được tặng biệt danh Ngũ Linh Dương, nhờ cử được một lúc năm trái linh trong một kỳ thi võ.

Năm 1857 hưởng ứng chính sách khai hoang của Nguyễn Tri Phương, Võ Duy Dương cùng bạn bè vượt biển tìm đến đất Ba Giồng, Tiền Giang ven Đồng Tháp Mười khai khẩn. Tại đây ông đã cùng Thủ Khoa Huân chiêu hiền tụ nghĩa kéo về giải vây cho thành Gia Định, khi bị Pháp tấn công năm 1859. Từ đó Ba Giồng trở thành căn cứ kháng Pháp bên cạnh đại bản doanh của Trương Định ở Gò Công. Năm 1862 triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước nhường ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho Pháp, Võ Duy Dương rút về Đồng Tháp Mười lập căn cứ địa kháng chiến.

Tại đây dưới sự chỉ huy của Võ Duy Dương và phó tướng là Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, nghĩa quân đã có những trận đánh làm quân Pháp kinh hồn bạt vía. Căn cứ địa Đồng Tháp Mười, với trung tâm là Gò Tháp, trở thành nỗi ám ảnh đối với quân thù trong suốt sáu năm liền từ 1860 đến 1866. Nhưng do sự phản bội của một số kẻ tham sống sợ chết, chỉ đường cho giặc cắt đứt mọi đường tiếp tế và vận chuyển lương thực từ đồng bằng vào khu căn cứ, nên sau hơn 10 ngày bị giặc Pháp bao vây, nghĩa quân của Thiên hộ Võ Duy Dương đã bị chúng sát hại. Bản thân ông và Đốc binh Kiều cũng anh dũng hy sinh.

Từ đó hàng năm vào rằm tháng 11 Âm lịch, Đảng bộ và nhân đân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ hội, tưởng niệm ngày

mất của hai ông. Lễ hội này đã thu hút hàng chục lượt ngàn du khách từ khắp nơi trong cả nước hành hương về khu di tích Gò Tháp để tưởng niệm công đức của Đức ông Thiên hộ Võ Duy Dương.

Nhận thức được giá trị về mặt truyền thống và lịch sử của khu di tích Gò Tháp (khu di tích lịch sử Gò Tháp đã được Bộ VHTT công nhận là khu di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1998), tỉnh Đồng Tháp đã có kế hoạch xây dựng khu di tích Gò Tháp thành một khu du lịch sinh thái mang đậm bản sắc vùng Đồng Tháp Mười.

Ông Mai Hồng Thanh, GĐ Sở TMDL Đồng Tháp, cho biết: ngoài việc đầu tư xây dựng mới hệ thống đường sá từ TX Cao Lãnh vào đến khu di tích và chỉnh trang lại cơ sở hạ tầng xung quanh khu di tích, xây dựng một đài sen cao 79m, với đầy đủ các tiện ích và dịch vụ như nhà hàng, khu vui chơi giải trí để du khách có thể quan sát được toàn cảnh Đồng Tháp Mười. Ông Thanh còn cho biết, sẽ phục hồi các di tích liên quan đến hoạt động của Xứ ủy Nam kỳ và UB kháng chiến Nam bộ tại khu di tích này trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Một tương lai xán lạn đang mở ra trước mắt cho ngành du lịch Đồng Tháp. Dự án sẽ thành công một cách tốt đẹp hơn nếu được các nhà đầu tư và các Mạnh Thường Quân có tâm huyết quan tâm đến việc trùng tu và xây dựng lại khu di tích lịch sử Gò Tháp, để con cháu muôn đời nhớ tới công đức của hai người anh hùng áo vải Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Trên tinh thần đó, Báo CATP Hồ Chí Minh và DN sách Thành Nghĩa (288A An Dương Vương, P4Q5) đã phối hợp xây tại khu di tích Gò Tháp một tháp nước cùng với hệ thống cấp nước phục vụ du khách đến lễ hội và bà con quanh vùng trị giá 100 triệu đồng, với hy vọng sẽ góp phần tôn tạo và làm đẹp một khu di tích có bề dày lịch sử như di tích Gò Tháp.

Xuân Hồng

Người đăng: admin