Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 80
Truy cập hôm nay: 728
Lượt truy cập: 11,581,348
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Di chỉ nhục thể của các thiền sư phật giáo

DI CHỈ NHỤC THỂ CỦA CÁC THIỀN SƯ PHẬT GIÁO

Ngày nay, người ta đã phát hiện và nghiên cứu nhục thể của các thiền sư đã qua đời trong tư thế thiền định (tư thế hoa sen) trong rất nhiều năm nhưng chưa bị hư rã. Đối với mọi loại xác chết thông thường quá trình thối rữa phải xảy ra trong vòng 24 giờ nếu không có các xử lí đặc biệt (như là các kĩ thuật ướp xác).

Nhục thể của các thiền sư đã được tìm thấy ở nhiều nơi như Việt Nam, Trung Hoa, Tây Tạng và, gần đây nhất, Siberia (xác thân của thiền sư Dashi-Dorzho Itigilov viên tịch năm 1927).

Nhục thể Sư Vũ Khắc Minh trong tư thế tọa thiền

Điểm đặc trưng

Nội tạng và não bộ không bị cắt bỏ như các kỹ thuật ướp xác. Không có hoá chất để ướp xác. Thân xác được để tiếp xúc với không khí như bình thường. Riêng trường hợp ở Việt Nam người ta tìm thấy môt lớp sơn ta được thêm các phụ gia và sơn phủ bên ngoài các xác này. Tất cả đều ở trong tư thế ngồi thiền kiểu hoa sen. Cho đến nay chưa có một giải thích hoàn toàn khoa học về hiện tượng này. Tuy nhiên, không phải thân xác thiền sư nào hay bất kì người nào biết tọa thiền cũng có thể trở nên không hư thối và quá trình phân huỷ trở nên rất chậm theo thời gian. Các kỹ thuật ướp xác tối tân nhất được biết cho đến nay là phải dùng đến hóa chất và phải moi rút hết nội tạng cũng như não ra khỏi xác vì đây là các bộ phận sẽ bị thối rữa trước tiên.

Nhục thân các thiền sư hiện lưu giữ ở Việt Nam

Thiền sư Chuyết Chuyết từ thế kỷ 17, chùa Phật Tích, Bắc Ninh. Tuy nhiên, dạng ngồi nguyên thuỷ đã bị đổ và đã được phục chế. Thiền sư Vũ Khắc Trường và thiền sư Vũ Khắc Minh từ thế kỉ 18 ở chùa Đậu, Hà Tây. Thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu Sơn, Bắc Ninh.

Sơ lược về các hệ phái và sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam

Đây là vấn đề tương đối phức tạp và có nhiều sử liệu không thống nhất nhau. Những nét khái quát là:

Trong truyền thuyết Chử Đồng Tử thời Hùng Vương thì chính Chử Đồng Tử là một Phật tử. Từ thế kỉ thứ 1, theo các di vật từ các khai quật về nền văn hóa Óc Eo thì các vùng đất miền Nam Việt Nam đã có giao thương với Ấn Độ, xứ mà lúc đó Phật giáo đang thịnh hành, nên hoàn toàn hợp lý khi xác nhận đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam trong khoảng thời gian này (người địa phương lúc đó là người Chàm). Trung tâm Phật giáo Luy Lâu ở quận Giao Chỉ (thời kì Việt Nam bị đô hộ), nay thuộc về địa phận tỉnh Bắc Ninh, do các tăng sĩ Ấn Độ lập nên để truyền đạo Phật sang Trung Hoa. Thiền học Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ thứ 3 do Tăng Hội khởi đầu. Ông là người nước Khương Cư (Sogdiane) nhưng sống và lớn lên ở Giao Chỉ từ nhỏ. Ông giỏi cả Hán lẫn Phạn. Tăng Hội sau này còn truyền thiền học sang Trung Hoa (thời Tam Quốc). Trong thời gian này thì có Lục Độ Tập Kinh do Tăng Hội biên soạn nói về bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền và Trí Huệ. Như vậy, Phật giáo Đại thừa đã du nhập vào Việt Nam trước qua ngả giao thương đường biển. So với thời kì mà thiền sư Tỳ Ni Ða Lưu Chi (Vinitaruci), người gốc Ấn Độ, một học trò của Tăng Sáng, vị tổ thứ 3 của Thiền Tông Trung Hoa, sang giảng đạo tại chùa Pháp Vân vào hậu bán thế kỉ thứ 6 thì thiền học Phật giáo đã có ở Việt Nam từ trước vài trăm năm. Ngoài ra, Tăng hội còn tham gia đề tựa cho cuốn Kinh An Ban Thủ Ý (của An Thế Cao dịch ra Hán ngữ và truyền vào Việt Nam).

Ở miền Nam thì vào thế kỉ thứ 3 người Chăm đã có truyền thống theo Phật giáo nguyên thuỷ. Vào giữa sau của thế kỷ thứ ba thì Kinh Pháp Hoa Tam Muội (Saddharmassamadhi suttra) đã được dịch sang tiếng Việt bởi thiền sư người Ấn là Chi Cương Lương Tiếp (Kalasivi) . Cũng trong giai đoạn này (cuối thế kỉ thứ 3 đầu thế kỉ thứ 4) thì Tịnh Độ Tông đã bắt đầu thịnh hành với bản Kinh Vô Lượng Thọ. Cuối thế kỉ thứ 6 (hậu Lý Nam Đế) thì có thiền sư Tỳ Ni Ða Lưu Chi (Vinitaruci) đã sang Việt Nam hình thành chi phái thiền đầu tiên là tông phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi. Như vậy, ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi có thể được xem là sư tổ của thiền tông Việt Nam. Phái này lưu hành 19 đời. Tỳ Ni Ða Lưu Chi là người Ấn gốc Bà La Môn, nhưng sang Trung Hoa (562) và được tam tổ thiền Trung Hoa Tăng Sáng khai ngộ. Sau đó ông sang Việt Nam (khoảng thập niên 80 của thế kỉ 6) hoằng pháp và trụ tại chùa Pháp Vân. Ngài có công dịch các bản kinh Tượng Ðầu, Báo Nghiệp Sai Biệt, và kinh Tổng Trì.

Từ thế kỉ thứ 6, ở Việt Nam Phật giáo tiếp tục phát triển và chịu ảnh hưởng của nhiều nhà truyền giáo đạo Phật từ Trung Hoa cũng như Ấn Độ. Năm 820 có sư Vô Ngôn Thông từ Trung Hoa sang và lập nên phái thiền Vô Ngôn Thông. Phái này có 17 đời. Và đệ tử đời 18 là vua Lý Thái Tông. Vô Ngôn Thông, quê Quảng Châu (họ Trịnh), được khai ngộ bởi thiền sư Bách Trượng (hay Bạch Tượng). Khi sang Việt Nam ông trụ trì tại chùa Kiến Sơ (Bắc Ninh) và mất năm 826.

Năm 1069, nhân việc đánh lấy đất Chiêm Thành, đời Lý Thánh Tông có bắt đưọc một vị sư Trung Hoa là Thảo Đường, nhờ hiểu biết Phật pháp sư được phong làm Quốc sư trụ tại chùa Khai Quốc (Thăng Long). Ông là thiền sư theo tông phái Tuyết Đậu ở Trung Hoa, có chủ trương dung hợp giữa Phật giáo và Nho giáo. Phái này truyền được 6 đời trong đó có các đệ tử là các vua Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Thiền sư Hiện Quang là tổ đầu tiên của phái Yên Tử, đã từng theo học các thiền sư Thường Chiếu chùa Lục Tổ, thiền sư Trí Thông chùa Thánh Quả, và thiền sư Pháp Giới ở núi Uyên Trừng. Ông trụ tại chùa Hoa Yên, núi Yên Tử. Sau thiền phái này được mang tên là thiền phái Trúc Lâm, thiền phái lớn mạnh nhất đời nhà Trần. Thiền phái Trúc Lâm có 23 đời. Trong đó các đệ tử là các vị vua Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông (tổ thứ 6 phái Yên Tử) đã có nhiều đóng góp cho sự phát huy Phật giáo tại Việt Nam. Giữa thế kỉ thứ 14 đến đầu thế kỉ 16 Phật giáo tại Việt Nam không còn thịnh như trước. Cuối thế kỉ 16 nhiều thiền sư Trung Hoa phái Lâm Tế đã đến Việt Nam hoằng hoá chủ yếu ở Đàng Trong (phần đất phía nam thuộc chúa Nguyễn). Tại đây cũng có một số ít thiền sư Trung Hoa phái Tào Động hoằng hoá. Trong khi đó thì ở Đàng Ngoài (phần đất phía bắc thuộc chúa Trịnh) phái thiền Tào Động cũng du nhập vào và phát triển tại đó.

Sưu tầm từ wikipedia.org

Người đăng: admin