Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Hoạt động của HĐDH Vũ - Võ tỉnh Thừa Thiên - Huế

CHI HỌ VÕ XUÂN THIÊN, TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ.

 

                         

            Kính gửi: HDDH.Vũ-Võ Phương Nam-TP,HCM.

                                      

                                         Vinh Xuân, ngày 01-11-2022

 

ĐIỂM SÁNG VỀ PHONG TRÀO KHUYẾN HỌC
 MỘT CHI HỌ VÕ Ở VÙNG QUÊ TRONG TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ

 

        Vinh Xuân là một xã Bãi Ngang, thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía Tây giáp phá Tam Giang, phía Đông giáp biển Đông, đất nông nghiệp thì ít, đất cát bạc màu thì nhiều, Trước năm 1975 từ cửa biển Thuận An về đến cửa biển Tư Hiền là một vùng đất bị cô lập như một hải đảo, cách đò trở sông, phương tiện đi lại khó khăn, chủ yếu bằng xe đò củ kỷ, xuống cấp, xe máy cọc cạch, hoặc đi bằng xe đạp, hoặc là đi bộ, cách Thành Phố Huế 30 km. Nên sự tiếp thu văn minh là rất hạn chế. Sau thời gian 1975 quê hương được hoàn toàn giải phóng kinh tế đất nước dần phát triển. chiến tranh chấm dứt, hoà bình lập lại, được Đảng, Nhà nước quan tâm giúp đỡ, tập trung đầu tư xây dựng, các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng cho vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, xây cầu Thuận An, đến cầu Trường Hà, cầu Tư Hiền, Trường học, Trạm y tế, Điện lưới Quốc gia về đến nông thôn, Quốc lộ 49B  thông suốt, giao thương cải thiện tốt, phương tiện đi lại ngày càng hiện đại hơn, nhanh hơn.

         Do tình hình kinh tế trước đây thiếu thốn, khó khăn kể cả vật chất lẩn phương tiện, cuộc sống của người dân ở đây rất cơ cực, lao động vất vả quanh năm nhưng nạn đói vẩn luôn luôn rình rập đến từng gia đình, ngỏ xóm. Có những năm thiên tai, hạn hán, lũ lụt, khắc nghiệt xảy ra làm cho mùa màng, hoa màu thất bát, sông, biển mất mùa. Thậm chí có một số phải tha phương cầu thực. Hiện nay người dân trong địa phương và con cháu của Họ chủ yếu là sống dựa vào các ngành nghề như: nghề nông, trồng trọt hoa màu, thợ mộc, thợ nề, thợ may, đánh bắt thuỷ, hải sản.v.v…

        Toàn xã có 6 thôn, trong đó thôn Xuân Thiên gọi là lưỡng giáp (Xuân Thiên Thượng – Xuân Thiên Hạ). Thời sơ khai các ngài theo chân các chúa Nhà Nguyễn vào vùng đất Thuận Hoá định cư, khai canh, lập ấp. Làng Xuân Thiên có 9 họ lớn khai canh, được các vị vua triều Nguyễn phong, ban sắc tặng công đức tiền khai canh của 9 họ.

         Dần theo thời gian đất lành chim đậu, có thêm nhiều người đến sinh sống, để cùng chung sức với các họ khai canh; khai điền, khẩn thổ. Mưu sinh bằng cách dạy học chữ, dạy các nghề truyền thống cho con cháu hậu duệ đời sau

        Từ thời xưa các ngài đã nhận thức được sự học là rất quan trọng, nên đã có một số thầy đồ trong làng mở ra các lớp học tại nhà để dạy chữ, dạy lễ nghĩa cho con cháu trong làng như: cụ Khóa Bạn, cụ Bộ Đào, cụ Hương Mại v.v…Nhiều thế hệ học trò của các cụ đã thành đạt, giàu kiến thức, mọi người đều noi theo, về nề nếp thuận hòa, trọng nghĩa tình luôn giữ gìn:

  nhân, nghĩa, lễ, trí, tín trong cuộc sống.

          Với truyền thống tôn sư trọng đạo ”Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” các thế hệ học  trò trong tâm thức luôn trọng kính người thầy. Có những học trò đả chăm chỉ học nghề, học chữ giỏi, vượt qua mọi khó khăn, để thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng từ sự nỗ lực của bản thân.

         Học để có bổn phận làm người con hiếu thảo trong gia đình, một công dân tốt của xã hội, học để làm anh, làm chị, học để làm cha, làm mẹ, hòa thuận, kính trên nhường dưới.

         Biển học là vô bờ, sự học như con thuyền ngược nước, không tiến ắt phải lùi. Sự học là một nhu cầu mà chúng ta không bao giờ được thỏa mản, vì tri thức của loài người không có số dư, nên đỉnh cao của học vấn chưa phải đạt bằng cấp Thạc sĩ hay Tiến sĩ mà đủ ( Dẫn chứng của nhà Bác học Darwin ).      

         Những năm đầu quê hương được hoàn toàn giải phóng chính quyền cách mạng phát động phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ. Giao cho chi đòan, chi hội thanh niên. Phân công, phân lớp để dạy. Một số anh chị em có trình độ học vấn tham gia dạy học hằng đêm, mỗi người một cây đèn dầu hỏa, không kể chủ nhật, ngày lễ. Bà con đủ mọi lứa tuổi, ban ngày đi lao động, sản xuất, đêm về hưởng ứng tham gia phong trào xóa nạn mù chữ rất hăng hái, nhiệt tình.

         Ủy Ban Nhân Dân  xã thành lập Hội khuyến học, khuyến tài, cộng đồng học tập, từ xã về tận thôn, xóm, nên phong trào khuyến học ở địa phương được nhân dân hưởng ứng rất tốt. Một số Họ, Phái trên toàn xã đã có hội khuyến học hoạt động.

         Hiện nay trong thôn đã có một số Họ, Phái hưởng ứng phong trào khuyến học, khuyến tài của nhà nước phát động như Họ Võ , Họ Nguyễn Văn, Họ Phạm  v.v…Dấy lên phong trào con cháu thi đua học tập rất hiệu quả.

        Có một số anh chị cũng do hoàn cảnh gia đình, học chữ không được đến nơi, đến chốn, xuất thân đi học nghề, cũng trở thành những doanh nhân thành đạt. Phát huy truyền thống khuyến học, khuyến tài , có nhiều nghệ nhân lành nghề, như mộc mỹ nghệ chuyên xây dựng đình, chùa, nhà rườn kiểu xưa, như anh Võ Đại Khóa, Trần Nga, Võ Văn Lọng, Võ Văn Ký…luôn hỗ trợ, động viên con cháu học tập.

       Việc cho con cái trong nhà đi học cái chữ là rất khó đối với một số gia đình, vì các cháu vừa cắp sách đến trường học cái chữ, khi về nhà, là phải phụ giúp công việc gia đình cho cha mẹ. đêm về khuya mới có thời gian mỡ sách, vỡ ra để học bài. Đó là những người con, người cháu sinh ra và lớn lên trên mãnh đất, đầy khó khăn, nhọc nhằn như đã nêu, nên  hội khuyến học luôn nuôi hy vọng tất cả con, cháu đều phải biết chữ, học hỏi những tấm gương sáng quanh ta, về khuya mới có thời gian, với cây đèn dầu, trang sách các cháu luôn nuôi, mơ ược, với hoài bão lớn là cố gắng học, học nữa để thoát nghèo, nhưng điều kiện kinh tế không thể cho các cháu thực hiện được .

        Hội khuyến học họ Võ Xuân Thiên được thành lập với tinh thần hỗ trợ cho các cháu trên con đường học tập.

        Những năm sau giải phóng có những học sinh chăm chỉ, chịu thương, chịu khó cắp sách từ Vinh Xuân về trường Trung học Vinh Lộc ( Cũ ), cách nhà 15km, đường đi là đất cát, đất đỏ cấp phối, phương tiện bằng chiếc xe đạp cũ kỹ, hoặc đi bộ, gia đình chắt chiu, lương thực mang theo thì 3 phần độn, 1 phần gạo, để dùng trong tuần, đến chiều thứ bảy mới về nhà. Như các anh Trần Công Phường, Lê Văn Sơn, Trần Hiền, Võ Văn Hiêm.  Trong đó có anh Võ Văn Hiêm thi đậu Đại học Y Huế - Chuyên khoa Nhi Khoá 1979 – 1985. Nay anh đã thành đạt, là Giám đốc Bệnh viện Thị Xã Hồng Ngự - Đồng Tháp..

        Từ ngày Họ thành lập Hội khuyến học, khuyến tài đến nay năm nào anh cũng hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần, thăm hỏi, động viên, anh thường tâm sự “Mình từng ở trong hoàn cảnh, nghèo ham học, nên Hội giúp được cho các cháu nhà nghèo học giỏi khỏi bỏ lỡ con đường học vấn là rất quý ”

        Anh Trần Kính, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Văn Lợi… những doanh nhân thành đạt hiện ở tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn hỗ trợ cho các cháu nhà nghèo học giỏi. Khuyến học, khuyến tài.

        Quý sư thầy Thích Minh An, Thích Giác Trí hiện ở tại Đà Lạt, TP.HCM luôn quan tâm, giúp đỡ, tinh thần, vật chất, theo dõi học lực của các cháu ở quê nhà.

        Em Võ Chí Long xuất thân từ truyền thống gia đình giáo chức, noi gương cha, anh chăm chỉ học tập. Kỳ thi năm 2002 – 2007, đậu vào trường Đại học Bách khoa Đà Nẳng, em nằm trong diện, lớp kỹ sư chất lượng cao, do Pháp tài trợ. Hiện nay em công tác tại nhà máy lọc, hoá dầu Dung Quất - Quảng Ngãi, những năm sau nầy em rất tích cực hỗ trợ Hội khuyến học.    

        Đó là những tấm gương sáng anh em chúng tôi, luôn trăn trở, nên làm một việc gì đó để động viên khuyến khích con cháu. Có những cháu không có thời gian rảnh rỗi để học bài. Rồi có một số cháu đang học dở dang, giữa chừng, thì  phải nghỉ học, để đi  làm các công việc phụ giúp cha mẹ. Trong số nầy cũng có nhều cháu học giỏi, nhưng vì kinh tế gia đình nên đành chấp nhận.

Trước thực trạng đó, chú bác, anh em con cháu Họ Võ Xuân Thiên, luôn có những thao thức:  làm sao để con cháu Dòng Tộc mình được tiếp tục đi học và học hành tiến bộ, đồng thời hưởng ứng cuộc vận động khuyến học khuyến tài do Đảng, Nhà nước và Hội Khuyến Học các cấp phát động”.

        Hội khuyến học  nắm bắt được một vài điển hình trong dòng Họ đó là em:

        Võ Văn Thành, em Võ Văn Bình bố chết sớm, ở với mẹ học hết lớp 12 thi tốt nghiệp xong, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nên các em nghĩ học, để đi làm đủ thứ  nghề tự do, phụ giúp gia đình.

          Em Bình sau 7 năm nghỉ học, ôn thi Đại học đậu vào trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng khoá 1996 – 2001. Hiện nay là Thạc sĩ, Giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp Huế. Đây là những tấm gương hiếu học hiếm có, sự nỗ lực vươn lên của bản thân các em.

        Em Thành sau 10 năm nghỉ học, ôn thi Đại học, đậu vào Đại học Đà Lạt khoá K25, năm 2001 – 2005 ngành Môi trường. Hiện nay là Công chức ở phòng Tài nguyên Môi trường Thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp.

          Hoặc như gia đình chị Đinh Thị Út, chồng bị bệnh chết sớm, để lại 4 cháu thơ dại, nhưng lại đầy nghị lực vươn lên trong khó khăn, học giỏi. Hội khuyến học của Họ kịp  thời đến động viên các cháu. Đến nay 5 năm liên tục cả 4 cháu là học sinh giỏi của trường, và luôn nhận được những món quà khuyến học của Họ.

        Gia đình anh Võ Văn Lúc có 4 cháu luôn là học sinh khá, giỏi, chăm ngoan, có một cháu là học sinh khá, giỏi qua nhiều năm nhận được phần thưởng khuyến học của Họ, nay cháu đã thành đạt làm việc tại TP Hồ Chí Minh. v.v…

        Thấm nhuần lời dạy sâu sắc của Bác Hồ: “Non sông Việt nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang, sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu”

               Anh em trong ban điều hành cùng những người có tâm huyết với khuyến học, bàn bạc với bà con, chú bác trong Họ. Được cả họ đồng lòng, con cháu đồng tâm. Từ tháng 8/2004 đến tháng 5/2005 chúng tôi vận động, không quản ngại khó khăn, không nản chí làm sao thành lập được Hội Khuyến học, Khuyến tài của Họ.

            Bước đầu anh em trong hội khuyến học, gặp các bác, các cô, chú để vận động gây quỹ. Có một số bác, cô chú đã lớn tuổi nói với chúng tôi rất cảm động, anh em nhớ mãi, và lấy những lời nói đó làm kim chỉ nam, làm lương tâm, đạo lý cho anh em hội hoạt động không biết mệt mõi đó là: “Đời mấy bác không biết chữ khổ lắm các cháu ơi! Giờ nghe các cháu lo được khuyến học, lo cho tương lai con cháu là các bác mừng lắm! Bước đầu các bác của ít lòng nhiều , nhịn tô bún buổi sáng để ủng hộ vào quỹ khuyến học, cô bác rất phấn khởi sẽ ủng hộ nhiệt tình, cùng với anh em vận động cho quỹ khuyến học, khuyến tài”.

    Họ giao cho ban điều hành Hội khuyến học, khuyến tài  dự thảo\: Lời kêu gọi, Thư ngỏ, Quy chế hoạt động, Giấy ghi nhận công đức, Giấy khen, Dự thảo mức phát thưởng cho từng cấp học, Mức thưởng cho gia đình hiếu học, Con cháu thành tài, Thành danh, Phát thưởng cho học sinh xuất sắc từ bậc tiểu học đến bậc cao đẳng, Đại học và sau Đại học, Học sinh đạt các giải Huyện, Tỉnh, Quốc gia, Quốc tế, Sinh viên học giỏi…

 Hội khuyến học bước đầu nhận được sự  ủng hộ số tiền từ những tấm lòng vàng rất nhiệt tình, của quý sư thầy, anh, chị, em, con cháu ở các địa phương trong nước, ở Lào, ở Hoa kỳ,v.v…đặc biêt có nhiều mạnh thường quân ngoài họ, nhiều con cháu ngoại.                                                   

Đó là niềm khích lệ, động viên rất lớn đối với hội khuyến học, khuyến tài của Họ. Năm đầu tiên hội khuyến học trực tiếp vận động, gởi thư kêu gọi, gởi mail, thư ngỏ đi khắp nơi, đến  năm 2005 Hội nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con, mạnh thường quân với số tiền là trên 11.000.000đồng. Bước đầu mới khởi sự như vậy, cho nên đây là niềm khích lệ rất lớn cho Hội khuyến học của Họ .

      Được nhận trọng trách Họ giao cho ban điều hành, nên anh em luôn luôn trăn trở cùng với quý bác trưởng Họ, trưởng Phái, trưởng Chi, trưởng Phòng kể cả Tân và Cựu, quý anh chị là Giáo viên đang dạy và đã nghỉ hưu, cùng các anh chị có tâm huyết với khuyến học cùng bàn kế hoạch để đưa phong trào khuyến học, khuyến tài của Họ được duy trì vững chắc. Nhất là khâu quyên góp, vận động tài chính, vì đây là nguồn huyết mạch chính, để duy trì phong trào được thường xuyên và bền vững.

       Cũng nhờ sự vân dụng hợp tình, hợp lý, chăm lo cho con cháu, học sinh con nhà nghèo vượt khó học giỏi, nhất là các cháu học lực thì khá, giỏi sắp có dấu hiệu bỏ học giữa chừng, anh em trong ban  khuyến học đến vận động gia đình và các cháu để cho các cháu được tiếp tục đi học, đều có hiệu quả tốt. Chúng tôi: “Vác tù và hàng tổng” đi vận động, xin tài chính lẫn vật chất, để chăm lo cho con cháu, Ban điều hành đi gõ cửa “Quý mạnh thường quân trong họ, cũng như ngoài họ, có một số doanh nghiệp cũng rất quan tâm” đều nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình.

        Bà con chú bác toàn Họ họp bàn thống nhất, cứ đến lễ chạp, tảo mộ vào tháng 8 âm lịch hằng năm, Hội khuyến học, cùng toàn Họ lo tổ chức lễ, dâng hương lên tổ tiên và phát thưởng cho học sinh, học giỏi các cấp.

       Hằng năm Họ trích mỗi chú bác, con cháu mỗi người 5.000 đồng vào quỹ khuyến học, khuyến tài. Như vậy hội khuyến học của Họ đến nay là trên 2.500 hội viên. Để duy trì thêm nguồn quỹ của hội, Họ bàn bạc nếu thiếu quỹ thì Họ sẽ nhóm họp, xin bà con chú bác thu thêm, để chăm lo cho con cháu. Vì đây là nghĩa tình, là công việc thiết thực, là nghĩa cử cao đẹp bất cứ thời nào cũng chăm lo cho thế hệ tương lai, kiến thức là biển rộng bao la.

       Sở dĩ công tác khuyến học, khuyến tài của Họ Võ Xuân Thiên có hiệu quả tốt, đã được duy trì phát triển liên tục trong 17 năm qua, trước là nhờ có sự quan tâm giúp đỡ của cấp Uỷ đảng, Chính quyền Xã Vinh Xuân, Chi bộ, Ban công tác của 2 thôn Xuân Thiên Thượng, Xuân Thiên Hạ, Hội đồng Dòng họ Vũ-Võ tỉnh, Mạnh thường quân, cùng toàn thể hội viên đã tận tình chung tay góp sức.

           Đặc biệt là nhờ sự đồng tình tích cực hưởng ứng chủ trương khuyến học, khuyến tài, tự nguyện tham gia xây dựng phong trào khuyến học của toàn thể con cháu gần, xa trong Dòng Tộc, quý Mạnh thường quân, quý Doanh nghiệp và sự nhiệt tình công tâm, minh bạch về tài chính, về chế độ khen thưởng của hội khuyến học, trong suốt chặng đường 17 năm qua. Được bà con, cô bác, mạnh thường quân yêu mến, gởi niềm tin.

     Hội luôn luôn nhắc nhở con cháu, chấp hành tốt pháp luật, của Đảng Nhà nước, rèn luyện về đạo đức tốt, thành tích học tập tốt, đây không những có tác dụng động viên mọi người học tập, dòng họ học tập, mà còn hỗ trợ nhà trường trong giáo dục học sinh, giảm bớt các mặt tiêu cực cho xã hội.

          

          Một yếu tố quan trọng là luôn duy trì phong trào khuyến học, khuyến tài.  Phát huy truyền thống hiếu học trong dòng Họ.

           Một số công việc của hội khuyến học, khuyến tài sắp hướng đến:

1) Mở rộng, vận động bà con trong dòng Họ, con cháu nội, ngoại, mạnh thường quân, để tăng thêm, hội viên, tăng thêm nguồn quỹ hội ngày càng dồi dào hơn.

2) Kiên trì, mở rộng BCH Hội Khuyến Học của Họ để phân công, nhiệm vụ công việc cụ thể để đạt hiểu quả cao hơn. Thành lập cho được mỗi tỉnh, Thành phố, hoặc xa hơn nữa như Lào, Hoa Kỳ v.v…mỗi nơi một ban liên lạc khuyến học của Họ.

3) Phải kịp thời động viên, hỗ trợ các cháu có dấu hiệu bỏ học giữa chừng, tiếp tục con đường  học tập.

4) Duy trì điều đặn công tác phát thưởng cho các cháu hàng năm, đạt học sinh xuất sắc, trúng tuyển vào Đại học, trên Đại học, các danh hiệu khác đạt được.

5) Tăng cường nguồn thu để cấp học bổng cho các cháu nhà nghèo học giỏi. Đồng thời tổ chức vinh danh: ghi danh vào sổ truyền thống của Họ, phát thưởng cho các cháu tốt nghiệp Đại học, sau  Đại học.

6) Mỗi người hội viên, chú bác con cháu trong dòng họ là một thành viên tích cực, vận động thêm nhiều mạnh thường quân cho quỹ khuyến học, khuyến tài của Họ.

           Hội khuyến học Họ Võ Xuân Thiên đã vượt qua giai đoạn “vạn sự khởi đầu nan”, đưa phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển tiến lên từng bước vững chắc.

                                                                  

                                                       ĐẠI DIỆN CHI HỌ VÕ XUÂN THIÊN                       

                                                              

                                                                  VÕ  VĂN  VIÊM