CỘI NGUỒN DÒNG HỌ CỦA ĐẠI ĐÔ ĐỐC TƯỚC ẤN QUANG HẦU VŨ ĐÌNH HUẤN
Người viết: Luật gia Vũ Tiến Khâm
(Em trai thứ 2 của trưởng tộc Vũ Đình Hiệp)
Ngày 16/3/1998, là ngày đáng ghi nhớ nhất của con cháu dòng họ Vũ ở thôn Bãi Trữ, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình và ở làng Trân Châu, huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng vì đã trải qua 196 năm mới tìm ra đích thực cội nguồn các chi dòng họ để ghi vào tộc phả.
Theo gia phả gốc ở thôn Bãi Trữ… (thời Minh Mạng) có ghi: Cụ Khởi tổ tên Vũ Đình, quê ở Phù Cát, phủ Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cụ sinh được 3 con trai, con lớn tên Vũ Đình Viên, con thứ 2 là Vũ Đình Quý (về sau vô tự), con thứ 3 là Vũ Đình An (vô tự). Cụ Vũ Đình Viên sinh được 4 người con trai, con lớn là Vũ Đình Hoà,năm 1788 tham gia khởi nghĩa Tây Sơn đánh giặc Thanh, sau đi đâu không rõ, con thứ 2 là Vũ Đình Huấn sinh năm 1720, năm 1788 tham gia khởi nghĩa Tây Sơn trở thành tướng tài, con thứ 3 là Vũ Đình Phúc cũng tham gia khởi nghĩa Tây Sơn rồi ở Ninh Bình, con thứ 4 là Vũ Đình Định là người tham gia cầm quân đánh giặc ở vùng Ninh Bình.
Thân thế, sự nghiệp cụ Tổ 6 đời Vũ Đình Huấn: Cụ có 3 người vợ là Nguyễn Từ Phúc, Hà Từ Lôi, Nguyễn Từ Trinh, sinh được 2 người con trai, 6 người con gái. 2 con trai là Vũ Đình Thành và Vũ Đình Dương đều tham gia quân Tây Sơn đánh giặc Thanh ở Bình Định, Nam Bộ, Sài Gòn và Bắc Bộ. Trong số 6 người con gái của cụ Huấn có bà Vũ Thị Đức là nữ tướng chỉ huy binh trong quân đội Tây Sơn đánh giặc Thanh hy sinh ngày 3 tháng Giêng năm 1789, còn 5 người con gái khác là Vũ Thị Nhân, Vũ Thị Chiểu, Vũ Thị Ngần, Vũ Thị Phiệt, Vũ Thị Đỏ đều tham gia nghĩa quân Tây Sơn đánh giặc Thanh. Ba người vợ của cụ Huấn đều là con nhà thuộc dòng dõi con nhà văn võ tài năng. Vợ ba cụ Huấn là bà Nguyễn Từ Trinh sinh sống ở thôn Bãi Trữ (Ninh Bình) rồi từ đó có chi dòng họ Vũ Đình ở đây và ở làng Trân Châu (đảo Cát Bà) nay là huyện Cát Hải, Hải Phòng và ở một số nơi quanh vùng.
Từ gia phả gốc ở thôn Bãi Trữ và một số bài viết về tướng quân Tây Sơn - Quang Trung, Vũ Đình Huấn. Con cháu các chi dòng họ Vũ Đình đã tìm ra tung tích, nguồn gốc từ cụ Thượng Tổ Vũ Đình Huấn, đến việc cụ Tổ làm quan trong triều đình nhà Lê. Cuối đời Lê do quan tham bê bối, cụ Huấn đã từ quan về làm ăn. Năm 1788, Quang Trung - Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa, cụ Huấn cùng tất cả dòng tộc Vũ Đình anh em, con cháu đều tham gia nghĩa quân Tây Sơn do Quang Trung chỉ huy tối cao lập nên Vũ Công đại phá quân Thanh vào ngày xuân Kỷ Dậu 17889. Cụ Vũ Đình Huấn được Quang Trung giao cằm quân tấn công tiêu diệt đồn Gián Khẩn (đồn tiền tiêu của quân giặc ở hướng phòng thủ phía Nam Thăng Long ) vào đúng đêm giao thừa Kỷ Dậu 1789, mở đầu chiến địch đại phá quân Thanh, đến các trận đánh tiếp theo giải phóng vùng Kinh thành Thăng Long và vùng phụ cận ( nay là thủ đô Hà Nội ). Cùng lúc đó ,bà Vũ Thị Đức (con gái cậu Huấn ) cùng cha và khác họ dân làng cùng tham gia đánh giặc. Tiêu biểu là trận Gián Khẩu diện gọn đồn địch, bà Đức cưỡi voi thúc quân truy kích địch, đến bãi Vãi bờ Nam sông Đáy chẳng voi sa lầy, bà bị tử trận. Sau chiến thắng, nhân dân địa phương đã lập đền thờ Nữ tướng Vũ Thị Đức.
Với chiến tích vang dội đại thắng quân Thanh xuân Kỷ Dậu (1789), cụ Vũ Đình Huấn được Quang Trung phong Đại Đô Đốc tước Ấn Quang Hầu, tiếp tục trấn thủ vùng Hoà Long và đồn Giáng Khẩu. Năm 1801, Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân, đầu năm 1802, đánh lui cuộc phản công lớn của quân Tây Sơn. Trong tình thế nguy cấp đó, cụ Vũ Đình Huấn đã đem quân vào Nghệ An chặn đánh quân địch, trong lúc xông pha trận mạc cụ bị đối phương bắt. Nguyễn Ánh tìm mọi cách dụ dỗ nhưng cụ Huấn vẫn tuẫn tiết hy sinh ngày 16 tháng 4 năm 1802.
Tiếp bước cụ Huấn, các con, các cháu cụ Huấn là Vũ Đình Thành, Vũ Đình Thông (Cận) đều một lòng một dạ xả thân cùng nghĩa quân Tây Sơn chống giặc Thanh. Tới thời Nguyễn Công Trứ, Minh Mạng có Vũ Đình Thông cùng cha là Vũ Đình Thành lánh nạn về vùng Vân Hải (Quảng Ninh) và Trân Châu, Cát Bà…
Cuối thế kỷ XVII cả một thời gian dài, đất nước bị xâm lược, khi Quang Trung phất cờ khởi nghĩa, cả dòng tộc chi họ Vũ Đình đều tham gia nghĩa quân Tây Sơn chống giặc ngoại xâm đến cướp nước, góp phần vào đại thắng xuân Kỷ Dậu 1789, nhiều người trong dòng họ Vũ Đình được Quang Trung Nguyễn Huệ giao cho trọng trách trong quân đội, tiêu biểu rõ nhất là cụ Tổ Vũ Đình Huấn và bà Vũ Thị Đức (người con gái yêu của cụ).
Thực dân Pháp đem quân hòng xâm lược nước ta một lần nữa (1946 – 1954), và đế quốc Mỹ thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam (1955 – 1975), các Đại chi dòng họ Vũ Đình ở thôn Bãi Trữ, Tùng Hối (Ninh Bình) và Trân Châu (Hải Phòng). Theo tiếng gọi của Đảng Tiền phong và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tình nguyện tham gia các lực lượng vũ trang nhân dân và các ngành, các giới. Nhiều con em trong dòng họ Vũ Đình góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Chiến tranh kéo dài, đúng 189 năm, ngày 23/8/91, dòng họ Vũ Đình mới tìm được lời giao huấn của cụ tổ để lại (từ các mộ chí).Và năm 1965, ngày 16/3/98, con cháu ở ba chi họ mới tìm ra được nguồn gốc dòng họ Vũ Đình ở Bãi Trữ, Tùng Hối (Ninh Bình) và ở làng Trân châu (Hải Phòng). Ba năm gần đây ở Tp. HCM đã có dịp tiếp nhận thông tin, gặp lại nhau, thăm hỏi, cúng giỗ, nhận họ, lập Từ đường tưởng nhớ công ơn các cụ Tổ, ai cũng mừng, tủi tủi, không cầm được nước mắt vô cùng xúc động, khi đã tìm ra được nguồn gốc, dòng tộc, lập lại gia phả bổ sung lịch sử tộc phả dòng họ mình.
Thay lời kết: Trong bia mộ cụ Vũ Đình Thành (con cụ Vũ Đình Huấn) có ghi: “Cung thỉnh Thượng tổ Vũ Quý Công, Phú quân Từ Tiên” nghĩa là : Kính bái tổ tiến, chữ Cũ nói về chi họ Vũ Đình; Quý Công là coi trọng công và đức, công đức không bao giờ mất, sáng mãi như viên ngọc quý…
Trên bia mộ cụ Vũ Đình Thông (con cụ Vũ Đình Thành) ghi: “Cung Thỉnh Vũ Tinh bất khang quan từ tiên” nghĩa là: Kính bái tổ tiên, tinh thông việc nước, con cháu trong dòng tộc luôn khẳng khái, quyết chí không lui…
Xin ghi tạc lời tổ tiên, non sông gấm vóc, cho các dòng tộc Việt Nam đời đời bất diệt.