Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
ĐỌC GIA PHẢ HỌ VŨ Ở PHÁI KỶ LÀNG MỘ TRẠCH VŨ HIỆP sưu khảo

 

ĐỌC GIA PHẢ HỌ VŨ Ở PHÁI KỶ

LÀNG MỘ TRẠCH

VŨ HIỆP sưu khảo

 

Khi chúng tôi đọc xong bộ “MỘ TRẠCH VŨ TỘC SỰ TÍCH” là một cuốn TỘC PHẢ LỚN về họ VŨ làng CHẰM Thượng đã soạn từ trước năm Kỷ Sửu (1769) đời Vua Lê Cảnh Hưng do nhóm Nho Gia có uy tín và học thức cao ở CHI BA, CHI NĂM và PHÁI KỶ , ba cụ cùng soạn, một cụ đỗ Tiến sĩ đã nhuận sắc. Chủ biên là cụ VŨ PHƯƠNG LAN.

Thú thật, tôi đã có nhiều năm chuyên khảo gia phả nhiều họ nước ta: NGUYỄN, LÊ, TRẦN, PHẠM, ĐẶNG, TRỊNH, HOÀNG, QUẢN, TÔ, ĐINH, và nhiều nhất là họ VŨ, VÕ. Tôi đã hoa mắt và rối óc không thể nào nhớ xuể NGŨ CHI, BÁT PHÁI có bao nhiêu vị, từ đời đầu nhà TRẦN, thế kỷ XIII (13) đến giữa thế kỷ XVIII (18). Đúng là chỉ đọc cho biết đại cương khái quát thôi, chứ muốn tìm thê thứ người nào họ VŨ ở làng CHẰM Thượng hiện nay thì phải có cách đọc phả chuyên nghiệp mới biết được. Nhất là người ngoài làng MỘt Trạch như tôi, dễ gì mà khảo sát nổi?

Tôi còn nhớ, lúc mới 12 tuổi, đổ tiểu học (1952), tôi chứng kiến người anh họ tôi 13 tuổi có tính hay hỏi cặn kẽ người lớn trong nhà, trong họ tộc về nhiều điều, có khi Bác trai, Bác gái hay anh chị của anh ấy phải bí, không trả lời được! Hôm đó, anh ta hỏi Bác trai tôi: “Bố ơi, ai đẻ ra mẹ con?”. Bác tôi đáp: “là ông Ngoại  con chứ ai.”, “ông Ngoại con tên là gì ạ?”, “à, tên họ ông Ngoại con là Nguyễn Văn Đinh”, “Thế thì ai đẻ ra ông Đinh?”, “Cụ Nguyễn Văn Bính”, “Thế ai đẻ ra cụ Bính”, “là cụ Tổ Nguyễn Văn Ất”. “Bố ơi, cụ Tổ Ất là con ai?”. Lúc đó Bác tôi, có lẽ bí quá, làm sao nhớ được thê thứ, tông tộc tứ ngũ đại bên nhà Bác gái tôi. Vả lại, ông bực mình vì thằng con hỏi lẩn thẩn. Ông gắt gỏng om lên: “Tiên sư cha mày, hỏi lắm thế, thì Bố mày làm sao biết! Xéo vào trong nhà học bài đi, không Bố vụt cho vài roi bây giờ!”. Anh họ tôi chưng hửng, ngẩn mặt một vài giây, vội ù té chạy vào phòng trong. Tôi và cả nhà bật cười. Bác tôi chữa thẹn, cười nhẹ bảo tôi: “Lớn lên, cháu học giỏi nhé, rồi đọc được gia phả của các cụ xưa để lại mơớ biết rõ tên các bậc tiền nhân là ai? Cụ nào sinh ra cụ nào? Cụ nào thuộc đời thứ mấy? Dòng họ nào cũng có nhiều đời, nhiều các cụ, tên huý, tên tự (chữ), hiệu và Thuỵ là gì? Thì chỉ có con cháu vài đời sau nhớ xuể hàng mấy chục Cụ đời trước nữa! Cháu phải học chữ Thánh Hiền, tức chữ TA, mới xem được phả nhà mình, hiểu không?” Tôi đáp: “Vâng ạ” là theo phản ứng tự nhiên chứ đâu có nghe lời Bác tôi. Mười năm sau đó (1962), tôi học Đại học Văn – Khoa Sài Gòn, Ban Văn Chương Việt Hán (Hán Nôm) thật, rồi đi vào thêm khoa Việt Sử (cổ đại). Mãi năm 1965, tôi mới say mê ngành Gia Phả Việt Nam.

Bấy giờ, tôi mới thông cảm Bác trai tôi và cũng cảm thông người anh họ ngây thơ và có óc tìm hiểu là do tính tò mò của tuổi niên thiếu.

Năm tôi 65 tuổi, 2004, có một ông bạn họ VŨ, thấy tôi quen thân ông Vũ Đình Triều lâu năm. Ông đó cũng có họ hàng gì đó với ông Triều? Ông ta hỏi tôi: “Nghe nói, ông Triều có ông Bố và ông Nội xưa nhiều chữ Nho ở làng Mộ Trạch, ông Hiệp biết không?” Tôi đáp”: “À, tôi nghe ông Triều kể là có người ông Nội, trước đây đã đỗ Cử nhân Nho họ năm Tâm mão (1891) đời Vua Thành Thái thứ ba ở trường thi Nam Định, tên cụ là Vũ Duy Đê, sau làm Tri phủ nên người trong họ, ngoài làng gọi là “Cụ phủ Đê”. Tên thật trong Gia phả họ Vũ CHI BAHiển Đức Đường của cụ là VŨ ĐÌNH TẢO. Cụ Cử Đê đậu thứ 11 trong 70 ông Cử nhân tân khoa năm đó. Cụ có một người bạn đồng song, đồng thí (cùng học 1 thầy, cùng thi 1 khoa) là cụ Vũ Như Lang, người làng Phú Khê, cùng huyện Bình Giang (tên Nôm là làng Xãi?) cũng đậu Cử nhân thứ 26/70. Sau, hai cụ kết thông gia, gả con gái của cụ Cử Lang cho ông Cả Vũ Đình Điềm là con trai cụ Cử Đê. Ông Vũ Đình Triều là con trai thứ ba của ông bà ả Điềm (đều họ Vũ hết). Ông bạn già đó có lẽ bắt đầu lẩn thẩn? Bèn thách tôi tìm ra thế thứ nhà ông Triều, từ cụ Nghè Vũ Hữu (1441 – 111) đến ông Triều là 17 thế hệ, theo trực tuyến, trực hệ là những cụ nào? Vì ông đó nói rằng: “đọc phần Gia phả Chi Hiển Đức nhiều tên các Cụ quá, cứ rối bời, chẳng biết Cụ Tổ 8 đời, 10 đời, 15 đời trên ông Triều là ai?” Tôi cũng lẩm cẩm, lục lọi ở bộ Phả Mộ Trạch, CHI BA, đã soạn ra 1 bài sưu khảo đơn giản, lấy nhan đề là: “truyện về ông Vũ Đình Triều”. Tôi đã đưa cho ông Triều xem. Ông ngạc nhiên ngớ cả người, và cười nói: -“Ông tài thật đấy, tôi đọc phả, chép phả, soạn phả CHI BA nhà tôi hơn 45 năm nay. Tôi chỉ nhớ được từ cụ tổ 5 đời trên tôi tên là gì? Cho đến ông cụ Bố tôi. Không kể, từ khởi Tổ Vũ Nạp đến đời 5 là cụ Vũ Hữu, khai Tổ chi Hiển Đức. Còn những đời thứ 8, 10, 15 phải mở Gia phả ra xem mới rõ …”

Ông bạn tôi, xem xong cũng khoái chí lắm và có vẽ nể “tay nghề” tôi. Vì đấy là phả hệ hệ riêng của dòng nhà ông Triều, tính ngược lên 16 thế hệ có tên đủ cả. Chúng tôi không thể giới thiệu công khai được, do tính chất thiêng liêng riêng tư của ông Triều, chưa cho phép. Xin quý vị cứ hỏi ông Vũ Đình Triều việc tôi làm sẽ rõ!

Sau chuyến du khảo Miền Bắc, khi dời làng Mộ Trạch đi Ngọc Quan, Mao Điều, Thành phố Hải Dương. Hình như ông chính trong Nhóm ba chúng tôi đã đồng hành. Có nói với tôi rằng: “Ông Huy Thuận với ông Huy Căn và cụ Huy Phú có họ với nhau như thế nào trong phái Kỷ?”. Tôi bảo: “- Khi nào tôi đọc xong Gia phả Phái Kỷ mới biết được”. Gần đây, tôi hỏi ông Thuận: “Ông Nội Thuận là cụ Hoằng Nghị là đời thứ mấy? Ông Cung và chú Thuận thuộc đời nào?”. Đáp: “Cụ Nghị nhà em đời 13, ông bố em là đời 14 và em là đời 15”. Tôi ngỡ thật và nghi vấn? Vì căn cứ vào tiểu sử Cụ Vũ Huy Tấn (Liễn), con trưởng cụ Tiến sĩ Huy Đĩnh (1730 – 1789). Ông Tấn là con trưởng ông Đĩnh, chỉ kém cha có 16 tuổi, thì cụ Nghị không thể là đời 13, vì ông Tấn thuộc đời 11 sinh vào thời Hậu Lê, năm 1746, mà cụ Nghị sinh vào cuối thế kỷ 19? Có lẽ khoảng năm 1895 – 97 gì đó. Vì Cụ có hai con gái vá một con trai (Ông Huy Cung sinh năm 1920). Tuy khác ngành, nhưng có 2 đời mà cách xa tới 200 năm ư?

Mãi ngày rằm tháng Bảy, Bính Tuất (8/8/2006), tôi mới đọc qua một bản phả họ Vũ làng Mộ Trạch, phái Kỷ, Tích Thiện Đường do cụ Vũ Hu yPhú chép lại bản phả mà cụ Nghị, có thêm bớt, chỉnh, sửa. Lúc đó, tôi mới rõ: cụ Hoằng Nghị đời thứ 14, cụ Huy Phú  và anh em ông Huy Thuận thuộc đời 16 và ông Huy Căn thuộc đời thứ 17. Hoá ra ông Thuận sơ ý , trả lời nhầm vậy.

***

Nay, tôi phác họa vài nét trực hệ từ Cụ Tổ đời thứ 9 Phái Kỷ, ngành Ba (tính từ Tổ đời Sáu cụ Ba Trà) xuống đến thế hệ ông Huy Căn (đời 17) và cụ Huy Phú cùng anh em ông Huy Cẩn, Huy Thuận (đời 16) có họ hàng bà con huyết thống với nhau ra sao? Tất nhiên chỉ phổ biến nội bộ trong ba ngành của nhà ba vị: cụ Phú, ông Thuận, ông Căn thôi. Còn tuỳ ý ông Thuận thông tin, phổ biến ra sao? Là việc ông Thuận toàn quyền. Tôi chỉ tò mò sưu khảo cho thỏa chí nghiên cứu, sưu tầm thôi, chứ không có dụng ý gì? Vả lại, để cho mấy ông già trẻ phái Kỷ có họ với nhau thế nào? Thật sự 95% bà con Phái Kỷ chỉ biết ba ông đó có họ với nhau thôi!

Tôi xử dụng hai tư tiệu Gia phả họ Vũ của Mộ Trạch để khảo sát và căn cứ 3 phả đó làm nền tảng tham khảo:

1.     Bộ MỘ TRẠCH VŨ TỘC Thế Hệ Sự Tích (do nhóm cụ Vũ Phương Lan soạn lại năm 1994 ở Hải Dương, phỏng theo bản dịch của ông Võ Văn Sổ, Vũ Thế Khôi và Vũ Duy Mền là dịch giả ba bản dịch quốc ngữ, từ 2001 đến 2005.

2.     Bản phả họ: VŨ TỘC PHẢ KÝ, phái Kỷ (của cụ Vũ Huy Phú soạn lại năm 1994 ở Hải Dương, phỏng theo bản dịch và tục biên của cụ Hoằng Nghị soạn năm 1951. Bản tôi là photocopy do ông Huy Thuận đưa cho.

 

Tôi đã thử hỏi ông Thuận là người trong phái Kỷ: “Giữa cụ Phú và ông Thuận họ hàng với nhau ra sao?”. Dù cho trong mấy năm nay, ông Thuận ở tuổi 50, đã quan tâm đến họ Vũ ở Mộ Trạch (Ngũ Chi, Bát Phái) và phái Kỷ nhà ông rất nhiều. Nhưng ông thật thà đáp: “Em cũng chịu, không nắm vững, chỉ thấy ông Phú gọi ông Bố em là Chú họ, và ông Phú bảo: Thuận gọi tôi bằng anh. Em cũng chưa rõ chi tiết giữa Em và anh Căn bà con xa gần ra sao?”. Nay tôi nêu sơ đồ phả hệ phái Kỷ để chứng minh cụ thể 6, 7, 8  đời trước nhà ba ông này là anh em ruột ra sao? (xem trang phả Đồ sẽ rõ).


BẢNG SƠ ĐỒ SO SÁNH 3 THÀNH VIÊN PHÁI KỶ HIỆN NAY

 

1.     Đời thứ nhất (Khai Tổ phái): Cụ VŨ CÔNG (không nhớ được tên Huý, tự, hiệu) dòng dõi khoảng 8, 9 đời sau cụ VŨ HÁN BI.

2.     Đời thứ hai: Cụ Trưởng Phái Kỷ: Kính Trai VŨ KÍNH (đỗ sinh đỗ Tam trường Hương thí năm Kỷ Mão 1591), Cụ thứ: VŨ KHÁC (đỗ Hương Tiến, Hội khoa Nhị, Tam trường nhiều lần (phụ bảng), Tri Huyện đầu đời Mạc 1527 – 1530, Cụ Khác bỏ lên Sơn Tây).

3.     Đời thứ ba: Cụ Trưởng phái Kỷ: VŨ ĐẠT THIỆN (Ấm tử, đỗ Thứ Toán đời Mạc, làm Đô Lại.

4.     Đời thứ tư: Trưởng Phái Kỷ: Cụ cả PHÚC KHANG (theo nghiệp Võ, có quân công, làm Kinh Lược Sử).

5.     Đời thứ năm:  Trưởng Phái Kỷ: Cụ cả PHÚC THỌ (hầu Đông Cunglàm lệnh sử).

6.     Đời thứ sáu: Cụ cả: VŨ TỒN, Cụ hai: VŨ TẠI, Cụ Ba: VŨ TRÀ (cành Ba – Phúc Cơ, sinh năm 1581 – 1661), Cụ Tư: VĂN HÀO, Cụ Năm: THẠCH CAO.