CÓ MỘT TẤM BIA TIẾN SĨ Ở LÀNG
Lê Kim Thuyên
Đó là tấm bia mang tên TIÊN HIỀN LIỆT VỊ, bia văn chỉ xã Quan Tử huyện Lập Thạch, nay là thôn Quan Tử xã Sơn Đông huyện Lập Thạch. Tạo năm Tự Đức Mậu Dần (1878), tháng quý Đông. Nay đặt trong đền thờ nhà giáo Đỗ Khắc Chung thôn Quan Tử.
Bia có một mặt chữ, khuôn khổ 40 x 78 cm. Toàn văn chữ Hán, khắc chân phương, gồm 12 hàng chữ, Trấn bia chạm rồng, mặt trời lửa.
Bia ghi tự hiệu, chức tước của 12 vị đỗ đại khoa (Tiến sĩ) được suy tôn là bậc Hương hiền, được thờ trong làng Quan Tử.
Danh sách chép theo thứ tự các khoa thi, như sau:
1. Nguyễn Tướng Công, tự TỪ, Quý Dậu khoa, đệ nhị giáp Tiến sĩ.
2. Đô Ngự sử, Lê Tướng Công, tự THÚC CHẨN, Bĩnh Tuất khoa, đệ ta, giáp đồng Tiến sĩ.
3. Hiến sát sứ Nguyễn Tướng Công, tự TỘ, Nhâm Thìn khoa, đệ nhị giáp Tiến sĩ.
4. Lại bộ thượng thư, Nguyễn Tướng Công, tự PHÚC TRINH, Ất Mùi khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
5. Tham chính, Nguyễn Tướng Công, tự PHÚC TƯ, Ất Mùi khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
6. Thượng thư, Trần Tướng Công, tự DOÃN HỰU, Mậu Tuất khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
7. Đô Ngự sử, Lê Tướng Công, tự ĐỨC TOẢN, Giáp Thìn Khoa, đệ nhị giáp Tiến sĩ.
8. Đặng Tướng Công, tự THUẬN, Giáp Thìn khoa, đệ nhị giáp Tiến sĩ.
9. Tri huyện, Lê Tướng Công, tự KHIẾT, Canh Tuất khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
10. Hiến sát sứ Đặng Tướng Công, tự ĐIỀM, Canh Tuất khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
11. Thượng Thư, Nguyễn Tướng Công, tự PHU HỰU, Ất Sử khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
12. Lại bộ tả thị lang, Vũ Tướng Công, tự DOÃN TƯ, Tân Sửu khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
Trên bia còn để trống hai hàng, ý giả người xưa còn dành vinh dự để cho lớp con cháu thành đạt, được đề danh tiếp vào đó chăng?
Nay tạm dịch như sau:
1. Ông họ Nguyễn, tên chữ là TỪ, đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ khoa Quý Dậu (1453).
2. Đô Ngự sử, ông họ Lê, tên chữ là THÚC CHẨN, đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466).
3. Hiến sát sứ, ông họ Nguyễn, tên chữ là TỘ, đỗ đệ mhị giáp Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1472).
4. Thượng thư bộ Lại, ông họ Nguyễn, tên chữ là PHÚC TRINH, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ, khoa Ất Mùi (1475).
5. Tham chính, ông họ Nguyễn, tên chữ là PHÚC TƯ, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1475).
6. Thượng thư, ông họ TRần, tên chữ là DOÃN HỰU, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1478).
7. Đô Ngự sử, ông họ Lê, tên chữ là ĐỨC TOẢN, đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1484).
8. Ông họ Đặng, tên chữ là THẬN, đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1484).
9. Tri huyện, ông họ Lê, tên chữ là KHIẾT, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1490).
10. Hiến sát sứ, ông họ Đặng, tên chữ ĐIỀM, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1490).
11. Thượng thư, ông họ NGuyễn, tên chữ là PHU HỰU, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Ất Sửu (1505).
12. Tả thị lang bộ Lại, ông họ Vũ, tên chữ là DOÃN TƯ, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Tân Sửu (1541).
Trong văn bản, mục danh sách ông ĐẶNG THẬN, đối chiếu với các sách Đăng khoa lục (bản VHv – 2140/1–tờ 32a), thì ông thi đỗ ở bảng đệ tam giáp Đồng tiến sĩ, danh sách thứ 22 trong số 25 người đỗ ở bảng này. Có lẽ do tự dạng chữ “tam” mà người khắc để thiếu nét thành chữ “nhị” chăng? nay xin đính chính lại.
Như thế, trong vòng 88 năm, dưới 3 triều vua Lê (Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Uy Mục) và một triều Mạc (Phúc Hải), làng Quan Tử đã có đỗ 12 vị Tiến sĩ. Trong đó có 3 học vị Hoàng giáp – còn đều ở bảng Đệ tam. Đó là danh số đỗ đạt cao nhất của các làng xã tỉnh Vĩnh Phúc. Trải 122 năm qua đầy biến động và chinh chiến, nhưng bia vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, là một di sản văn hóa quý báu giúp cho công tác nghiên cứu và bảo tồn và “Làng” và “Văn hóa làng” Việt Nam có những văn bản có giá trị khoa học cao và thuyết phục.
Để bạn đọc ở xa tiếp xúc được với văn bia, hiện nay trong kho bia Viện nghiên cứu Hán nôm Hà Nội, có một tháp bản do trường viễn Đông viễn Cổ Pháp dậy năm 1938, mang số đăng ký 15.460.
Trong mỗi mục đề danh, có 5 thông tin được ghi nhận:
-Quan chức.
-Họ
-Tên chữ.
-Năm thi đỗ.
-Phân loại danh hiệu học vị.
Cũng qua tấm bia này, thấy rõ nền văn hiến làng Quan Tử. Làng rực rỡ từ ít nhất là trên 547 năm có người đỗ đạt ở bậc đại khoa và sau đó các họ Lê, Trần, Đặng, Vũ là các họ cư trú từ trên nửa thé kỷ đến nay. Cùng sự gắn bó trong quan hệ cộng đồng HỌ - LÀNG – LÀNG – HỌ, “trong họ ngoài làng” của cộng đồng dân cư – cộng đồng văn hóa nơi đây. Chính đó mà có địa danh Làng “Con quan” – Làng QUAN TỬ.
LKT