Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
VĂN THÁNH MIẾU Ở VĨNH LONG Từ Thanh Thảo

 

 

VĂN THÁNH MIẾU Ở VĨNH LONG

Từ Thanh Thảo

Văn thánh miếu, một di tích văn hoá ở Vĩnh long, nằm ở phía bên mặt quốc lộ 53 cũ thuộc phường 4, cách trung tâm thị xã vĩnh long khỏng 3 km trên dường đi Trà Vinh.

Miếu được xây dựng vào năm Giáp Tý (1864) và hoàn thành cuối năm Bính Dần (1866) đời Tự Đức 19, sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông, các sĩ phu yêu nước lui về các tỉnh phía Tây Nam Kỳ tiếp tục kháng Pháp .

Hơn một thế kỷ qua, miếu được tu sửa nhiều lần cho đến ngày nay kiến trúc vẫn còn tương đối uy nghi và cổ kính. Trước khi và miếu qua một cổng Tam quan sừng sững. Theo con đường rợp bóng mát của hai hàng cổ thụ sẽ gặp một văn bia bằng đá do chính Phan Thanh Giản trước tác khắc bằng chữ Hán vào năm Tự Đức thứ 20 (1867).

Công trình gồm có 2 quần thể:

- Văn miếu: Nơi thờ Đức Khổng Tử, một nhà hier62 tríet được ca tụng là: "Vạn thế sư biểu" của Trung Hoa, người sáng lập ra đạo nho, lưu lại đời hàng tăm quyển sách nho học.

- Văn Xương Các: Gồm có hai tầng, tầng trên còn gọi là lầu thơ, thờ Văn Xương còn được xemlà vị thần văn học, tầng dưới thờ Võ Trường Toản - một người thầy họac vaấn uyên bác đào tạo nhiều người tài giỏi như Ngô Tùng Châu, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh được người đời tôn là "Sư Biểu" đầu tiên ở phía Nam. Ngoài ra còn thờ Phan Thanh Giản và Nguyễn Thông là 2 danh sĩ khoa bảng đã đề xuất việc di chuyển văn miếu từ Bình Dương về Vĩnh Long khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông. Riêng bàn thờ Phan Thanh Giản có bức hoạ chân dung của ông.

Theo lịch sử, Văn thánh miếu lúc đó lập ra để thờ cúng các bậc thánh hiền nho học và cũng là nơi gặp gỡ luận bàn văn chương của các nhà nho yêu nước.

Năm 1991 bộ VHTT quyết định công nhận văn thánh miếu là di tích lịch sửvăn hóa cấpo quốc gia. Gần đây văn thánh miếu đã được cấp ngân sách để tu sửa nhưng như mưa chưa thấm đất so với thời gian chịu bao thăng trầm rào dậu chưa kín đáo, khuôn viên cỏ dại um tùm làm giảm đi cảnh quan của di tích.

Hàng năm đến ngày 3 tháng 2 âm lịch lễ vía đức Khổng Tử được tổ chức long trọng với các nghi thức tế lễ truyền thống dân gian, thu hút đông đảo khách đến tham quan chiêm bái.

Văn thánh miếu là biểu tượng cho cái gốc văn hoá của các tỉnh miền Tây Nam Bộ, và lòng tự hào của con người tỉnh Vĩnh Long và cả đồng bà sông Cửu Long, một nét son cho truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam còn được bảo tồn.

Từ Thanh Thảo (Vĩnh Long)