Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
DOANH NHÂN HỌ VŨ -VÕ TỈNH TUYÊN QUANG ĐỒNG HÀNH CÙNG CẢ NƯỚC GÓP PHẦN TÔN TẠO DI TÍCH QUỐC GIA THÀNH NHÀ BÀU

DOANH NHÂN HỌ VŨ -VÕ TỈNH TUYÊN QUANG ĐỒNG HÀNH CÙNG CẢ NƯỚC GÓP PHẦN TÔN TẠO DI TÍCH QUỐC GIA THÀNH NHÀ BÀU

         Ngày 24-9-2014 tại Sở Thông tin & truyền thông tỉnh, UBND tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Hội nghị gặp mặt Doanh nhân họ Vũ -Võ trên địa bàn. Dự và chỉ đạo hội nghị có các Đồng chí: Vũ Thị Bích Việt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;  Mai Đức Thông - Ủy viên Ban chấp hành đảng bộ Tỉnh ủy, Phó trưởng ban Thường trực Ban tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Vũ Phan, Phó Giám đốc Sở Văn Hóa thể thao & Du lịch; đại biểu lãnh đạo UBND thành phố Tuyên Quang; Đảng ủy Khối các Doanh nghiệp tỉnh; Sở Thông tin Truyền thồng, Báo Tuyên Quang,  Bảo tàng tỉnh và các Doanh nhân Họ Vũ Võ trên địa bàn...

Đại biểu HĐDH Vũ -Võ tỉnh do ông Vũ Đình Lưu, Ủy viên HĐDH Vũ -Võ Việt Nam, Chủ tịch  HĐDH Vũ –Võ tỉnh Tuyên Quang Trưởng đoàn và các ông: ông  Vũ Mạnh Tiến, Phó Chủ tịch  HĐDH Vũ -Võ tỉnh, Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ TP. Tuyên Quang; ông Vũ Ngọc Lân, Ủy viên Ban Thường vụ HĐDH Vũ Võ tỉnh- Thư ký Thông tin Dòng họ tỉnh;  ông Vũ Xuân Tửu, Ủy viên BCH HĐDH tỉnh;

     Tại buổi gặp mặt các Đại biểu đã được Bảo tàng tỉnh sơ lược giới thiệu về: Thành Nhà Bàu và thân thế sự nghiệp ông Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật;  Chương trình văn nghệ của CLB văn nghệ dòng họ Vũ; các Đại biểu tham gia thảo luận sôi nổi đoàn kết- xây dựng và hưởng ứng chân thành về phương án thiết kế tu bổ tôn tạo nhà thờ Chúa bàu (Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật) nơi thờ tự vốn có trên địa bàn xã An Khang...

        Chúa Bầu là từ chỉ chung các đời dòng họ Vũ cát cứ ở Tuyên Quang suốt thời kỳ chia cắt Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân tranh trong lịch sử Việt Nam Họ Vũ trấn trị Tuyên Quang gần 200 năm, từ 1527 đến 1699. Các đời họ Vũ trấn giữ trên thành ở núi Bầu nên được gọi chung là Chúa Bầu. Từ đó nhân dân thường gọi là "Chúa Bầu" hoặc "Vua Bầu". Nguyên quán các chúa Bầu ở làng Ba Đông, huyện Gia Phúc (nay là Gia Lộc), tỉnh Hải Dương. Các chúa Bầu truyền nối được 7 đời, 6 thế hệ, trấn giữ Tuyên Quang gần 200 năm: Khánh Bá Hầu Gia Quốc Công Vũ Văn Uyên, An Tây vương Gia Quốc Công Vũ Văn Mật, Thái Phó Nhân Quốc Công Vũ Công Kỷ, Thái Bảo Hòa Quận Công Vũ Đức Cung, Thái Phó Thuần Quận Công Vũ Công Ứng, Thái Phó Tống Quận Công Vũ Công Sực và Đô đốc thiêm sự Khoan Quận Công Vũ Công Tuấn. Thành Nhà Bầu nằm trên 2 quả đồi Bông Thượng và Bông Hạ, nay thuộc xóm Tân Thành, xã An Khang, TP Tuyên Quang do anh em Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật chỉ huy xây dựng để phù nhà Lê, chống nhà Mạc vào khoảng những năm 30 đến 60 của thế kỷ XVI. Vào thế kỷ XVI, các phe phái phong kiến nổi dậy cát cứ, tranh giành, xâu xé quyền lợi đã làm gia tăng nỗi thống khổ của nhân dân, đẩy mâu thuẫn giữa quần chúng lao động với các thế lực phong kiến lên đỉnh điểm và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc nổi dậy của nông dân. Trong bối cảnh đó, hai anh em Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật từ Hải Dương lưu lạc lên Tuyên Quang và tập hợp lực lượng chống lại các thế lực phong kiến thối nát của triều Lê mà đại diện là tầng lớp quan lại, thổ tù ở địa phương. Di tích thành nhà Bầu tại xã An Khang,TP Tuyên Quang có giá trị to lớn trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam.

          Ông Lý Mạnh Thắng, Phó Giám đốc Bảo tảng tỉnh cho biết: "Thành nhà Bầu là công trình phòng thủ quân sự do hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyên - từng được nhà Nguyễn phong là Tổng binh trấn thủ Tuyên Quang - xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ XVI để phò vua Lê, chống nhà Mạc trên vùng đất Đại Đồng, nay thuộc thôn Tân Thành, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang, trên diện tích 9 ha. Qua nghiên cứu, khảo sát của Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang, đã tìm thấy nhiều bằng chứng khoa học về giá trị của một di tích cổ đã từng tồn tại hơn 400 năm trên mảnh đất Tuyên Quang và được xem là cứ liệu quan trọng phục vụ quá trình nghiên cứu về lịch sử, nghệ thuật quân sự, cách xây dựng kiến trúc thành luỹ… Di tích ngày nay được các nhà chuyên môn khảo sát, chu vi toàn bộ tường thành đo được 1.385 mét. Tường thành cao 2,30 mét, mặt tường rộng 3 mét, chân tường rộng 9 mét. Tường đều được đắp bằng đất, trừ những cửa có xây ốp vách bằng gạch hoặc đá tảng. Hiện nay các di tích thành lũy có quan hệ với các chúa Bầu rất nhiều trong một vùng rộng lớn suốt từ ngã ba Đoan Hùng ngược lên hết địa phận huyện Lục Yên. Nhân dân thường gọi chung những di tích này bằng cái tên "Thành nhà Bầu", ".

Với vị trí quan trọng Thành Nhà Bàu đã được Bộ Văn hóa thể thao & du lịch xếp hạng di tích quốc gia thành Nhà Bàu, Đồng chí Vũ Thị Bích Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã  khẳng định Di tích Quốc gia thành nhà Bầu, xã An Khang cùng với các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh, thành nhà Bầu có ý nghĩa to lớn với công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc, là cứ liệu tin cậy để nghiên cứu về lịch sử quân sự, nghệ thuật chiến tranh, xây dựng kiến trúc thành lũy. Đây cũng là nguồn tài liệu giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử địa phương. Di tích còn có giá trị trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam.

       Đồng chí đề nghị, các cấp, các ngành các Doanh nhân trên địa bàn và toàn thể nhân dân, cần nỗ lực hơn nữa trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, để nơi đây thành trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Qua đó, thực hiện xã hội hóa tôn tạo xây dựng Nhà thờ Chúa Bàu,  Nhà "Đại Bái" cùng Nhà nước góp phần việc bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với việc phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

VŨ NGỌC LÂN