Cấu trúc của Polkadot Coin
Polkadot là một mạng lưới giúp kết nối các Blockchain riêng lẻ với nhau. Nó cho phép các Blockchain này chia sẻ dữ liệu một cách phi tập trung. Polkadot coin tập trung giải quyết hai vấn đề chính của Blockchain đó là: Khả năng tương tác và khả năng mở rộng của mạng lưới. Tầm nhìn của Polkadot (DOT) là tạo ra một “Decentralized Web”, nơi mà danh tính và dữ liệu của chúng ta sẽ được kiểm soát bởi chính chúng ta, chứ không phải một tổ chức hay chính phủ nào đó.
Cấu trúc của Polkadot
Chuỗi chính (Relay chain)
Chuỗi chính (Relay chain) là xương sống của mạng Polkadot, chịu trách nhiệm liên kết xác thực của các Parachain. Cụ thể, Validator sẽ thực hiện staking DOT để bảo vệ và quản trị mạng lưới.
Giải pháp mở rộng quy mô (Parachain)
Parachain bao gồm các blockchain độc lập chạy song song với chuỗi chính. Parachain cung cấp bằng chứng được xác thực bởi các Validator được chỉ định. Các tiến trình trên nền tảng Polkadot đa phần sẽ diễn ra trên Parachain.
Xem thêm: sàn tiền ảo uy tín
Cầu nối (Bridges)
Đây là một loại Parachain đặc biệt, cung cấp khả năng tương tác giữa hệ sinh thái Polkadot và các giao thức blockchain khác. Cụ thể là nó cho phép dịch chuyển token và dữ liệu giữa Polkadot và các mạng bên ngoài.
Ưu điểm
Có khả năng xử lý song song nhiều giao dịch
Polkadot là một giao thức loại bỏ các hiện tượng mắc kẹt trong khi xử lý giao dịch, tăng mạnh khả năng xử lý các giao dịch đồng thời cùng lúc. Sức mạnh xử lý song song này cải thiện đáng kể khả năng mở rộng của nền tảng Polkadot và tạo điều kiện thích hợp để tăng trưởng trong tương lai.
Xem thêm: 1 pi bằng bao nhiêu tiền việt nam
Chuyên môn hóa
Trên Polkadot, mỗi blockchain có thể được tạo mới để tối ưu hóa cho từng trường hợp sử dụng cụ thể. Điều đó có nghĩa là các blockchain có thể cung cấp các dịch vụ tốt hơn, đồng thời cải thiện năng suất và bảo mật bằng cách loại bỏ các mã không cần thiết.
Nhược điểm
Các ý kiến trái chiều xuất phát từ vấn đề ‘tuổi đời còn non trẻ’ của Polkadot. Nhà đầu tư có thể nhìn thấy triển vọng của DOT bởi vì nó hứa hẹn cung cấp khả năng tương tác đáng kể giữa một số blockchain, đồng thời làm nổi bật những lợi ích của sharding.
Xem thêm: tron coin là gì
Sharding được hiểu là một loại phân vùng tách các cơ sở dữ liệu lớn thành các phần nhỏ hơn. Thực hiện Sharding đồng nghĩa với việc bỏ đi yêu cầu các giao dịch phải được kiểm tra bằng tất cả các nút trên mạng lưới. Khi đó, Sharding sẽ cho phép hàng nghìn giao dịch diễn ra mỗi giây mà không cần thông qua quá trình rườm rà. Thế nhưng, Sharding cũng đem lại rủi ro lớn vì nó hy sinh tính năng bảo mật để tăng khả năng mở rộng cho hệ thống.