Thị trường tiền ảo, tăng mạnh đầu năm 2021
Đại dịch Covid-19, nguy cơ lạm phát, tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng là những lý do khiến giá trên thị trường tiền ảo từ khoảng cuối năm 2020 đến đầu năm nay.
Phải mất gần 11 năm để Bitcoin đạt giá trị 20.000 USD/Bitcoin vào năm 2017. Đợt tăng phi mã của Bitcoin năm đó đã thúc giục các nhà đầu tư điên cuồng bán tháo, khiến giá Bitcoin nhanh chóng lao dốc vào năm tiếp theo.
Dưới đây là 3 lý do cho thấy cơn sốt tăng giá Bitcoin năm nay sẽ không đi vào vết xe đổ như đà tăng năm 2017.
Nhu cầu phòng ngừa lạm phát
Dù Bitcoin hoàn toàn tách biệt khỏi bối cảnh đại dịch Covid-19 nhưng chuỗi thiệt hại kinh tế mà sự kiện này gây ra đã gián tiếp ảnh hưởng đến cơn sốt tăng giá Bitcoin. Chính phủ các nước trên thế giới đều triển khai các gói kích thích, cứu trợ quy mô lớn nhằm hạn chế tác động tiêu cực của đại dịch. Dòng tiền mới và điều kiện vay lãi suất thấp trong giai đoạn Covid-19 trở thành một trong vô vàn tác nhân làm bùng nổ lạm phát.
Tháng 11 năm ngoái, nhà phân tích Nikolaos Panigirtzoglou của công ty dịch vụ tài chính JPMorgan khẳng định Bitcoin đang trở thành một hàng rào chống lạm phát. Trên thế giới chỉ có 21 triệu Bitcoin. Nguồn cung hạn chế và lợi thế tách biệt khỏi các chính sách tiền tệ đã khiến Bitcoin trở thành một loại tài sản vững chắc.
Theo Investopedia, giá Bitcoin tăng một phần cũng nhờ sự lạm phát đồng USD. Việc chính quyền Tổng thống Joe Biden bổ sung gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.900 tỉ USD vào thị trường khiến nhiều người lo ngại sức mua của đồng USD sẽ ngày càng giảm. Đứng trước nguy cơ lạm phát, người dân bắt đầu chuyển sang đầu tư vào những loại tài sản khan hiếm, không tăng về nguồn cung như vàng và Bitcoin.
Tâm lý sợ bỏ lỡ cuộc chơi
Các công ty đại chúng đã khơi mào cho những đợt tăng giá đầu năm nay của Bitcoin. Jimmy Nguyen - Chủ tịch Hiệp hội Bitcoin cho rằng việc công ty MicroStrategy mua số Bitcoin trị giá 425 triệu USD vào tháng 8, 9 năm ngoái đã mở đường cho các công ty đại chúng khác đầu tư vào Bitcoin.
Giá Bitcoin tăng đã kéo các nhà đầu tư tổ chức vào cuộc. Những người quản lý quỹ từng chùn chân trước sự biến động của Bitcoin giờ đây nhận ra lợi nhuận khổng lồ của nó và bắt đầu chuyển tiền mặt thành tiền mã hóa. Chính các nhà đầu tư tổ chức đã đẩy hàng tỉ USD vào thị trường tiền điện tử.
Theo Investopedia, các nhà đầu tư nhanh chóng bước vào thị trường Bitcoin cũng vì nhận ra hai thuộc tính quan trọng của đồng mã hóa này, đầu tiên là nguồn cung chỉ giới hạn ở 21 triệu Bitcoin, thứ hai là quy trình halving (chia đôi) khiến phần thưởng bị giảm một nửa khi thợ đào khai thác được khối Bitcoin sau mỗi 4 năm, nhằm kiểm soát tỷ lệ lạm phát của Bitcoin. Nếu tiếp tục đi theo quỹ đạo này, có thể giá trị của Bitcoin sẽ chạm mức 100.000 USD/Bitcoin vào cuối năm 2021.
Muốn giao dịch an toàn và hiệu quả đừng quên cập nhật thông tin về các ví tiền ảo tốt nhất hiện nay.
Bitcoin ngày càng được chấp nhận rộng rãi
Cuối năm 2020, PayPal thông báo sẽ cho phép khách hàng mua bán, lưu trữ và chấp nhận Bitcoin cùng nhiều loại tiền điện tử khác như một hình thức thanh toán. Quyết định của PayPal đã đẩy giá Bitcoin tăng mạnh. Các ứng dụng thanh toán cạnh tranh với PayPal là Venmo, Square và CashApp cũng chấp nhận tiền điện tử khiến số lượng người sử dụng Bitcoin ngày càng nhiều hơn.
Mới tháng 1 năm nay, Văn phòng Kiểm soát tiền tệ của Mỹ tuyên bố các ngân hàng quốc gia có thể sử dụng mạng blockchain và stablecoin để thanh toán, đánh dấu một bước tiến trong việc hợp pháp hóa các loại tiền kỹ thuật số.
Douglas Borthwick cho biết: "Càng có nhiều tên tuổi lớn tham gia vào lĩnh vực này, càng có nhiều cơ quan quản lý bắt đầu đặt ra các quy định, thì nó [Bitcoin] càng trở thành một tài sản chính thống”.
Bên cạnh đó, việc những lãnh đạo công nghệ như Elon Musk hay Jack Dorsey lên tiếng ủng hộ Bitcoin cũng góp phần giúp đại chúng biết đến đồng tiền này nhiều hơn. Theo trang Coindesk, giá Bitcoin lúc 15 giờ ngày 7.2 gần chạm ngưỡng 40.000 USD.