Buy Stop và Sell Stop là gì? Cách vận dụng đúng cách trên sàn forex tốt nhất thế giới
Có 4 loại lệnh treo chiến lược (Pending orders) mà phần mềm MT4 trang bị thêm cho trader, đó là: Buy Limit, Sell Limit, Buy Stop và Sell Stop. Bài trước tôi đã giới thiệu và hướng dẫn chi tiết về các lệnh treo Limit. Trong bài này tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn cách sử dụng các lệnh Stop. Bạn có thể không cần biết các lệnh Buy Stop và Sell Stop là gì. Nhưng nếu càng biết sử dụng nhiều công cụ thì bạn càng có thêm lợi thế trong giao dịch.
Xem thêm sàn forex tốt nhất thế giới để không bỏ lỡ bất kì thông tin nào về sàn giao dịch Forex
Buy Stop và Sell Stop là gì?
Lệnh Buy Stop
Định nghĩa Buy Stop là gì? &Ndash; Buy Stop là lệnh chờ mua ở mức giá cao hơn giá thị trường hiện tại. Các trader sử dụng lệnh này tin rằng một khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự thì nó thường sẽ tăng tiếp. Nó còn được gọi là chiến lược trade theo đà, hay chiến lược giao dịch Breakout.
Lệnh Buy Stop còn được sử dụng khi giao dịch theo tin tức. Những tin có tác động mạnh thường sẽ đẩy giá đi theo một hướng rất xa. Lợi dụng đặc điểm này, trader sẽ đặt lệnh chờ Buy Stop để “đón lõng” giá.
Lệnh Sell Stop
Về mặt chiến lược thì Sell Stop cũng giống như Buy Stop ở chỗ chúng đều là các lệnh chờ đón lõng khi giá phá vỡ.
Định nghĩa Sell Stop là gì? &Ndash; Sell Stop là lệnh chờ bán ở mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Các trader sử dụng lệnh này tin rằng, một khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ thì nó sẽ tiếp tục đi xuống.
Khi giao dịch theo tin, nhiều trader còn sử dụng đồng thời cả 2 lệnh Buy Stop và Sell Stop. Khi một lệnh được kích hoạt thì họ sẽ hủy lệnh còn lại.
Xem thêm: Sàn giao dịch XTB uy tín
Ưu nhược điểm của các lệnh Buy Stop và Sell Stop
Ưu điểm
-
Ưu điểm đầu tiên phải kể đến đó là khả năng bắt lệnh nhanh. Khi thị trường ra tin mạnh, giá lao rất nhanh về một hướng. Với các lệnh Pending Stop này, lệnh sẽ khớp ngay khi giá chạm tới. Rõ ràng nếu bạn giao dịch bằng tay trong các trường hợp này thì sẽ rất khó khớp lệnh ở mức giá mong muốn.
-
Cũng giống như các lệnh pending khác, bạn sẽ không phải mất thời gian ngồi canh màn hình để chờ đặt lệnh khi giá bứt phá.
Nhược điểm
-
Khi biết các lệnh Sell Stop và Buy Stop là gì thì bạn cũng đã thấy ngay nhược điểm của chúng là phải mua ở mức giá bất lợi hơn so với giá thị trường hiện tại. Cái này trái ngược hẳn với các lệnh Buy Limit và Sell Limit.
-
Một nhược điểm cực kỳ khó chịu nữa của các lệnh này đó là trường sau khi đã khớp lệnh chờ này giá không đi tiếp ngay mà dao động mạnh đớp stop loss của bạn rồi mới đi tiếp. Như vậy, mặc dù đã đoán đúng hướng đi của giá nhưng bạn vẫn bị mất tiền! Điều này có một hậu quả khác là gây ức chế tâm lý làm ảnh hưởng đến các quyết định giao dịch tiếp theo của bạn.
-
Nhiều trader treo đồng thời cả 2 lệnh treo Stop ở 2 phía để đón lõng giá khi tin ra đã gặp phải trường hợp trớ trêu là cả 2 đều bị dính stop loss khi giá giao động mạnh.
Cách đặt lệnh Buy Stop và Sell Stop trong phần mềm MT4
Xem thêm: có nên đầu tư vào forex
Nhấn chuột phải vào một vị trí bất kỳ trên màn hình MT4, nó sẽ hiện lên khung sau:
Sau đó rê chuột vào dòng có chữ Trading rồi rê chuột đến nút New Order và nhấn chuột phải, màn hình sẽ hiện ra như sau:
Bạn nhấn vào dòng Instant Excution rồi nhấn chọn Pending Order (lệnh treo) như trong hình. Nó sẽ hiện ra các loại lệnh treo và tham số để bạn điền vào. Bao gồm: Chọn mức giá, số lot, chọn mức đặt Stop loss và Take Profite … và nhấn nút Place (đặt lệnh), thế là xong.
Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với các lệnh Pending Stop
Bản chất các lệnh Sell Stop và Buy Stop trong forex là giống nhau, chỉ khác nhau về hướng giao dịch. Vì vậy trong phần này tôi sẽ chỉ sử dụng lệnh Buy Stop để minh họa.
Thông thường các trader sẽ đặt lệnh treo Buy Stop như mô hình cơ bản ở trên. Chiến lược này không quá tệ. Nhưng để nâng cao tỷ lệ thành công và giảm rủi ro thì tôi khuyên bạn nên đặt lệnh theo chiến lược sau.
Ban đầu đặt một lệnh Buy Stop nho nhỏ theo mô hình cơ bản trên. Mục đích của lệnh này là để bạn không mất cơ hội vào lệnh nếu giá tăng tiếp. Nhưng vì lệnh này có nguy cơ dính Bull Trap nên tôi mới nói là chỉ vào một lệnh “nho nhỏ”.
Sau khi giá bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự thì thường quay trở lại test. Nếu test không thành công thì đó chính là bull trap, may mắn vì bạn chỉ bị thua một lệnh nhỏ! Trong trường hợp giá test thành công và tiếp tục đi lên thì khi giá đi lên quá đỉnh mà nó vừa tạo thì xác suất giá đi tiếp sẽ cao hơn. Khi đó bạn đặt tiếp một lệnh Buy Stop phía trên đỉnh đó. Lúc này khả năng thành công sẽ cao hơn rất nhiều.
Xem thêm: thuật ngữ forex