Stop loss, Take profit là gì? Cách đặt stop loss và take profit hiệu quả
Stop loss, Take profit là gì? Stop loss (lệnh dừng lỗ) và Take profit (lệnh chốt lời) là cặp đôi vũ khí vô cùng quan trọng trong giao dịch forex. Đặc biệt là lệnh stop loss. Vậy Stop loss là gì? Cách đặt stop loss và take profit như thế nào cho đúng và hiệu quả nhất?
Stop loss là gì?
Stop loss là lệnh dừng lỗ tự động trong giao dịch khi giá đi ngược mong muốn ban đầu. Đây là một lệnh treo, nó sẽ được kích hoạt khi giá chạm đến mức mà lệnh được cài đặt. Mục đích của lệnh stop loss là để bảo vệ tài khoản của nhà đầu tư. Nó chỉ cho phép một giao dịch bị lỗ không quá một mức nhất định.
Trước khi đi vào phần chính của bài viết thì chúng ta hãy cùng thống nhất một vấn đề. Đó là việc bị dính stop loss nhiều hay ít không hẳn là xấu hay tốt, nó còn liên quan đến phương pháp giao dịch. Bạn có thể đặt lệnh dừng lỗ ngắn hơn lệnh chốt lời, cũng có thể đặt lệnh dừng lỗ dài hơn lệnh chốt lời. Đương nhiên một phương pháp giao dịch có lệnh dừng lỗ dài hơn lệnh chốt lời thì sẽ có tỷ lệ số lệnh thắng cao hơn.
Về cơ bản, một phương pháp giao dịch có tỷ lệ số lệnh thắng càng cao thì độ rủi ro cũng sẽ càng cao. Nhưng nếu bạn hạ thấp độ rủi ro xuống bằng cách cắt lỗ nhiều hơn thì bạn cũng có nguy cơ bị mất vốn nhanh hơn. Vì vậy, điều mà một trader thành công cần làm là đặt stop loss và take profit một cách hợp lý nhằm tăng tỷ lệ số lệnh thắng (ít bị dính stop loss), đồng thời giảm độ rủi ro cho tài khoản.
Xem thêm: sàn forex tốt nhất
Cách đặt stop loss – Nguyên tắc đặt lệnh stop loss và take profit trong khung thời gian tương ứng
Một nguyên tắc cơ bản và rất quan trọng trong việc sử dụng stop loss và take profit là: Bạn đặt lệnh stop loss ở khung thời gian nào thì bạn phải căn cứ vào khung thời gian đó để chốt lời. (Trừ một số trường hợp đặc biệt). Tham khảo trường hợp đặc biệt: Chiến lược giao dịch đầy bất ngờ của cao thủ.
Một lỗi mà nhiều trader hay mắc phải là đặt lệnh stop loss quá gần. Việc đặt stop loss gần hay xa cũng chỉ là tương đối, vì nó còn phụ thuộc vào khung thời gian bạn đang giao dịch và mức chốt lời của bạn.
Ví dụ bạn giao dịch ở khung thời gian 5m, và đặt stop loss ở mức 5 pips chẳng hạn. Khi bạn thấy có lời vài pips nhưng chưa chốt lời ngay mà cứ muốn chờ thêm chút nữa để ăn nhiều hơn. Nhưng sau đó thì giá đã quay trở lại đớp stop loss của bạn.
Cơ sở của quyết định này là do bạn nhìn thấy một xu hướng dài hơn ở khung thời gian lớn hơn đã xuất hiện. Nhưng bạn quên một điều rằng, thị trường thường không đi theo một đường thẳng mà nó đi theo hình răng cưa và luôn giao động không ngừng kể cả khi xu hướng mạnh đã xuất hiện. Do đó nếu bạn không chốt lời sớm hơn thì thường là ngay sau đó giá sẽ đảo chiều và đớp vào lệnh stop loss của bạn. Như vậy là từ một lệnh đáng lẽ ra sẽ cho bạn số lời không hề nhỏ thì lại trở thành một lệnh lỗ đau đớn!
Nguyên nhân dẫn đến lỗi đặt stop loss và take profit lệch khung thời gian
Nguyên nhân chính của lỗi này là do lòng tham trong mỗi con người. Lòng tham đã dẫn dắt bạn đi từ khung thời gian nhỏ hơn sang một khung thời gian lớn hơn lúc nào không hay. Nguyên nhân thứ hai như tôi đã đề cập, là do bạn không có tư duy giao dịch rõ ràng nên sử dụng khung thời gian không tương thích giữa các lệnh stop loss và take profit.
Nếu có lệnh chẳng may bị đớp stop loss rồi quay đầu thì cũng không nên tiếc. Ngược lại, nếu đã chốt lời có chút ít lợi nhuận mà thị trường lại tiếp tục đi theo hướng có lợi thì cũng đừng nên tiếc. Điều quan trọng là khi chúng ta làm những điều đúng đắn hợp logic thì xác suất thành công sẽ cao hơn. Khi xác suất thành công cao hơn thì về lâu dài bạn cũng sẽ thắng thị trường. Đừng chỉ để ý đến một vài lệnh lẻ. Bạn có thể thua trong một vài trận chiến, nhưng quan trọng là rút cuộc bạn sẽ thắng trong cuộc chiến đó.
Xem thêm: nạp tiền sàn XTB
Cách đặt stop loss và take profit căn cứ vào hỗ trợ và kháng cự
Phần này sẽ hướng dẫn bạn đặt vị trí của stop loss một cách hợp lý. Như bạn đã biết, sự dịch chuyển của giá luôn bị cản bởi các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.
Khi giá đi lên gặp đường kháng cự thì nó có khả năng cao là sẽ quay đầu trở lại. Khi giá đi xuống gặp đường hỗ trợ nó cũng có khả năng cao đảo chiều đi lên. Nhưng một khi giá đã vượt qua ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự thì có khả năng cao là nó sẽ tiếp tục duy trì xu hướng đó mà không quay đầu.
Do đó, lợi dụng đặc điểm này, chúng ta sẽ đặt lệnh stop loss quá các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự một chút để hạn chế thua lỗ khi phán đoán sai xu hướng. Ngược lại, đối với lệnh take profit thì phải đặt trước ngưỡng hỗ trợ và kháng cự một chút để dễ chốt lời.
Đặt stop loss quá ngưỡng hỗ trợ và kháng cự bao xa thì tốt?
Giá thường đi đến mức hỗ trợ và kháng cự rồi quay đầu, nhưng bạn hãy nhớ là chỉ “thường” thôi nhé! Trong một số trường hợp giá sẽ vượt qua các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự một chút rồi lại quay đầu. Trong trường hợp này, nếu test xuyên phá không thành công thì giá sẽ bật trở lại rất mạnh mẽ, khi đó nếu bạn đã đặt stop loss quá gần thì nó sẽ vừa đủ đớp lệnh stop loss của bạn rồi quay đầu khiến bạn bị thua lỗ một cách đau đớn! Vậy nên hãy đặt stop loss quá ngưỡng hỗ trợ và kháng cự một khoảng cách đủ lớn. Theo kinh nghiệm của tôi thì tùy vào các khung thời gian khác nhau tôi sẽ đặt lệnh stop loss vượt quá các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự như sau:
Lưu ý về cách đặt stop loss theo hỗ trợ và kháng cự:
Khoảng cách đặt stop loss như trên chỉ là ước lượng một cách chung chung. Trên thực tế, mỗi cặp tiền tệ và hàng hóa khác nhau thì khoảng cách đặt stop loss cũng sẽ khác nhau. Nó phụ thuộc vào mức biến động trung bình của một cây nến trong khung thời gian đó. Về nguyên tắc thì chúng ta nên đặt stop loss vượt quá ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tầm 1 cây nến của khung thời gian đó. Vì vậy, nếu làm một cách khoa học và tỉ mỉ thì đối với mỗi cặp tiền tệ hay hàng hóa, bạn bạn thống kê hàng ngàn cây nến trong khung thời gian đó rồi cộng lại và chia trung bình ra xem trong một khung thời gian nào đó thì độ dài của cây nến là bao nhiêu pips!
Không bao giờ được phép kéo stoploss xa hơn mức đã đặt ban đầu
Một trong những lỗi mà nhiều trader hay mắc phải nhất đó là khi thị trường đi ngược hướng mà mình đã chọn và có nguy cơ đớp stop loss thì liền kéo thêm lệnh stop loss ra xa hơn nhằm hy vọng giá sẽ sớm quay đầu. Đây là một hành động phản lại kế hoạch ban đầu, cũng là một hành động phản logic. Đã thua thì phải biết chấp nhận để chuyển sang một kèo mới.
Trong đầu tư forex, nếu bạn không biết chấp nhận thua lỗ thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ bị cháy tài khoản. Như phần đầu của bài viết tôi đã nói, về cơ bản, một phương pháp giao dịch có tỷ lệ các lệnh thắng càng cao thì độ rủi ro cũng sẽ càng cao. Vì vậy bạn phải biết cắt lỗ và chấp nhận thua lỗ ở một mức nhất định.
Xem thêm: rút tiền xtb