Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > KHOA BẢNG

Nếu như Văn Miếu Hà Nội chỉ ghi danh các vị đại khoa thời Lý đến thời Lê, Văn Miếu Huế ghi danh các vị đại khoa thời Nguyễn thì Văn Miếu Bắc Ninh ghi khắc tên tuổi khoa danh của 677 vị tiến sĩ  từ thời Lý đến hết thời Nguyễn xuất thân từ mảnh đất văn hiến này. Văn Miếu được xây dựng từ thời Lê ở sườn phía tây bắc núi Châu Sơn, huyện Thị Cầu. Năm 1820 đã phải đại tu, năm 1826 xây thêm  đền Khải Thánh ở phía tây bắc, năm 1884 phải làm lại, năm 1889 dựng khắc các bia đá Kim bảng lưu phương ở Bi Đình, năm 1893 chuyển về vị trí hiện nay, xóm 10, xã Đại Phúc, thị xã Bắc Ninh. Tổng thể công trình Văn Miếu gồm: Tiền Tế (5 gian), Hậu đường (5 gian) hai bên hồi Hậu Đường là Bi Đình (3 gian), hai bên hồi Tiền Đường là Hội Đồng trị sự và Tạo Soạn; hai bên sân trước Tiền Tế là nhà Tả Vu, Hữu Vu; chính diện có bia bình phong “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn Miếu bi ký” khắc dựng năm 1928. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gỗ lim được bào trơn đóng bén. Tại đây thờ Khổng Tử, Tứ Phối và 12 tấm bia lưu danh 677 vị tiến sĩ quê hương Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh, Bắc Giang và một số xã sau này nhập về huyện Gia Lâm, Đông Anh thuộc Hà Nội và Văn Giang thuộc Hưng Yên).

Chi tiết

 

Văn Miếu Bắc Ninh là một trong những di tích còn khá nguyên vẹn, với 11 bia đá ghi tên 645 vị khoa bảng của tỉnh, nơi có số người đỗ tiến sĩ nhiều nhất trong nước.

Bắc Ninh - Địa danh nổi tiếng đã sản sinh ra “Một giỏ ông Đồ, một bồ ông Cống, một đống ông Nghè, một bè Tiến sĩ, một bị Trạng Nguyên, một thuyền Bảng Nhãn”.

Trong lịch sử Hán học dưới chế độ phong kiến kéo dài 845 năm (1075-1919) nước ta đã có 18 khoa thi đại khoa đã được chọn 2.991 tiến sĩ thì Bắc Ninh đã đỗ 645 tiến sĩ (Chiếm 1/4). Trong đó số người đỗ tam khôi (Trạng Nguyên) là 47 thì Bắc Ninh chiếm 17 người (1/3). Người đỗ “Thủ khoa” của khoa thi đầu tiên ở Đại Việt vào thời Lý (1075) là Lê Văn Thịnh (quê ở Đông Cứu – Gia Bình) từng làm tới Thái Sư, Tể tướng, được coi là “ông trạng Khai khoa”.

Chi tiết

 

Từ năm 1070, nhà Lý cho dựng văn miếu ở Thăng Long. ở các địa phương cũng dựng văn miếu, văn chỉ. Lúc đầu văn chỉ không có mái (theo từ điển Đào Duy Anh, thì văn chỉ là nền tế thánh, tế Khổng Tử ở các hương thôn lập nên) chỉ là một nền đất phẳng có 3 hoặc 4 bệ thờ. Đến thế kỷ 19, một số nơi xây từ đường khang trang sạch đẹp. Văn chỉ tổng Đỗ Xá (nay thuộc thị xã Bắc Ninh) được xây hồi đó. Tổng Đỗ Xá xưa gồm 8 xã: Đại Tráng; Phương Vĩ; Thanh Sơn; Đáp Cầu; Thị Cầu; Cổ Mễ; Y Na; Đọ Xá.

 
Chi tiết

Đây là Văn miếu trấn Hải Dương xưa, tọa lạc trên đất làng Mao Điền, nên còn được gọi là Văn miếu Mao Điền (nay thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng). Ngoài giá trị là nơi tôn thờ đạo học đứng đầu một tỉnh, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1992, trùng tu, tôn tạo, xây dựng mới năm 2004-2005: Văn miếu Mao Điền vừa có tính kế thừa vừa mới mẻ. Trong hậu cung văn miếu có tượng thờ của nhiều bậc đại khoa Nho học, các danh nhân văn hóa tiêu biểu của tỉnh Đông và của cả nước. Ở Trung tâm hậu cung Văn miếu là tượng và khám thờ Khổng Tử (tức Khổng Khâu, sinh năm 551, mất năm 479 trước Công nguyên). Khổng Tử sáng lập trường phái Nho giáo, là nhà tư tưởng, triết lý vĩ đại của Trung Quốc thời cổ đại và sa nhân loại.

Chi tiết

 

Địa phương có nhiều người đỗ đại khoa nhất là trấn Kinh Bắc xưa (chủ yếu là tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay, thêm một phần các huyện Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội), Vĩnh Phúc và Văn Giang (Hưng Yên ngày nay). Kể từ khoa thi đầu tiên thời Lý Nhân Tông năm 1075 đến khoa thi chữ Hán cuối cùng năm 1919, cả thảy có 843 khoa thi, lấy đỗ 2.991 tiến sĩ và 47 trạng nguyên, thì Kinh Bắc có 645 tiến sĩ (chiếm gần 1/3 cả nước) và 17 trạng nguyên (chiếm 1/3 cả nước).

Trong Hội Tao Đàn (Tao Đàn nhị thập bát tú, 28 ngôi sao văn học) thời Lê Thánh Tông thì Kinh Bắc chiếm một nửa: 14 người, Lê Thánh Tông là Chánh nguyên suý. Còn những phó nguyên sứ như: Thận Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Thái Thuận đều là người Kinh Bắc. Trên 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) ghi số tiến sĩ từ niên hiệu Đại Bảo thứ ba đời Lê Thánh Tông khoa Nhâm Tuất (1442) đến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40 đời Lê Hiển Tông khoa Kỷ Hợi (1779) tất cả có 1,111 ông nghè thì một nửa là người Kinh Bắc. Đây là đất văn hiến.

Chi tiết

 

Đêm qua tự nhiên lục lại mấy cuốn sách cũ trên giá sách , Tiểu Siêu lại kiếm được một cuốn sổ tay văn hoá khá hay . Trong đó có phần nói về học vị ngày trước , nhân đây xin gửi tới cho chư vị xem qua .

Vào thời kỳ nhà Trần , học vị cao nhất là thái học sinh . Những người đỗ thái học sinh được chia ra làm 3 hạng ( gọi là tam giáp ) . Đó là :

- Đệ nhất giáp

- Đệ nhị giáp

- Đệ tam giáp

Đồng thời , trong danh hiệu Đệ nhất giáp nhà Trần cũng đặt ra danh hiệu tam khôi cho ba người đứng đầu danh hiệu này . Đó là :

- Trạng nguyên

- Bảng nhãn

- Thám hoa

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10« Back · Next »