Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 389
Truy cập hôm nay: 1,816
Lượt truy cập: 11,626,898
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ

Miếu Bà Trương ở trên bờ sông Hoàng Giang, thuộc làng Vũ Điện, huyện Nam Xang (Xương), nay thuộc tỉnh Hà Nam. Nguyên bà này lấy chồng họ Trương, được nửa năm chồng phải đi lính. Lúc chồng đi, bà đã có thai, sau sinh được một đứa con trai đặt tên là Đản. Khi chồng đi vắng, ban đêm bà ngồi chơi với con, thường trỏ vào bóng mình mà nói dối là cha nó đấy. Ba năm sau chồng về, đứa bé đã biết nói. Khi ba gọi nó, nó lấy làm lạ, hỏi "Ông cũng là cha tôi ư? Sao nay lại biết nói? Trước cha tôi không biết nói, cứ tối thì thấy đến, mẹ tôi ngồi thì ngồi, mẹ tôi đi thì đi". Người chồng nghe con nói thế, sinh lòng ngờ vực, rồi mắng nhiếc sỉ nhục vợ, đến nỗi người vợ phải đâm đầu xuống sông Hoàng Giang tự tử.

Chi tiết

Đền Gia Quốc Công: Đền ở huyện Yên Bình, thờ Vũ Văn Mật, người ở Hải Dương lên xóm Khau Bàn sinh sống và đã giết chết tên tù trưởng Châu Thu Vật là kẻ tham tàn. Sau đó ông tự xưng là Gia Quốc Công đến quy thuận nhà Lê, được Vua Lê cho trấn giữ miền Tuyên Quang. Sau khi ông qua đời nhân dân đã lập đền thờ ông.

Chi tiết

Tiếp theo các di tích lịch sử ở huyện Sơn Tịnh là Trường Trung học Rừng Xanh tại xã Tịnh Hà, căn cứ Núi Đá Ngựa tại xã Tịnh Bình và địa điểm vụ thảm sát An Nhơn, xã Tịnh An, trong tháng 01 năm 2006 này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quyết định xếp hạng các di tích lịch sử văn hoá tại huyện đảo Lý Sơn, bao gồm: Lân Chánh, mộ và đền thờ Võ Văn Khiết, nhà thờ Phạm Quang Ảnh tại xã An Vĩnh; dinh Tam Toà và đền thờ Thiên Y A Na tại xã An Hải

Chi tiết

Vân Long thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội hơn 80 km về phía Nam gần Quốc lộ số 1. Xưa kia Vân Long thuộc châu Đại Hoàng, một vùng đất cổ Ninh Bình. Nơi đây Đinh Bộ Lĩnh con của Thứ sử châu Hoan Đinh Công Trứ, đã dẹp yên các sứ quân lên ngôi Hoàng Đế đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh ấp về động Hoa Lư, dựng đô mới, đắp thành, đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế vào năm Mậu Thìn (968). Từ đây mở đầu một kỷ nguyên mới cho một quốc gia thống nhất và độc lập. Vùng đất được hai triều đại Đinh Lê chọn làm Kinh Đô. Xung quanh động Hoa Lư còn để lại biết bao dấu ấn huy hoàng của suốt chiều dài lịch sử đất nước ta với nhiều truyền thuyết được lưu truyền đến tận ngày nay. Nhiều đền chùa, hang động là những minh chứng hùng hồn sống động của một vùng đất cổ trong lịch sử đấu tranh giữ nước

Chi tiết

Tiếp theo các di tích lịch sử ở huyện Sơn Tịnh là Trường Trung học Rừng Xanh tại xã Tịnh Hà, căn cứ Núi Đá Ngựa tại xã Tịnh Bình và địa điểm vụ thảm sát An Nhơn, xã Tịnh An, trong tháng 01 năm 2006 này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quyết định xếp hạng các di tích lịch sử văn hoá tại huyện đảo Lý Sơn, bao gồm: Lân Chánh, mộ và đền thờ Võ Văn Khiết, nhà thờ Phạm Quang Ảnh tại xã An Vĩnh; dinh Tam Toà và đền thờ Thiên Y A Na tại xã An Hải.

Chi tiết

Đền Vũ Điện, còn gọi là Đền Bà Vũ, miếu vợ chàng Trương, thuộc thôn Vũ Điện, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam.

Đền Vũ Điện nằm ngay sát ven bờ sông Hồng ở phía bắc xã Chân Lý. Từ thị xã Phủ Lý theo đường 62 về thị trấn Vĩnh Trụ, đi tiếp ra Cầu Không, rẽ trái lên Vũ Điện theo đường Phú Trạm là đến di tích.

Chi tiết

Đền, Đình Sượt:  Đền Sượt còn có  tên là Quang Liệt miếu , Thanh Cương từ, tại thôn Thanh Cương (nôm là làng Sượt) thờ ông Vũ Công Hựu, đỗ tạo sĩ thời Lê Thánh Tông, ông có nhiều cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc vàog thế  kỷ thứ XV . Đền xây dựng vào thế kỷ thứ XVII, trùng  tu năm  1881 và 1924,  kiểu chữ công, hậu cung chồng diêm, 8 mái, quy mô trung bình, điêu khắc tinh tế. Hai giải vũ cột bằng đá. Cổ vật và đồ tế tự xưa rất phong phú nay chỉ còn lại phần nhỏ .

Chi tiết

Ban liên lạc dòng họ Vũ – Võ tại Hà Nội tuy chưa hoàn tất được cuốn Lịch sử dòng họ Vũ ở Việt Nam. Nhưng qua ngót 10 năm nghiên cứu đã cùng đi tới một công nhận chắc chắn: Họ Vũ – Võ ở Việt Nam có chung một Thuỷ tổ duy nhất: Thần Thuỷ tổ Vũ Hồn, Thành hoàng làng Mộ Trạch, làng được coi là đất Tổ.

Chi tiết

Từ quốc lộ 5 Hà Nội đi Hải Phòng, lần lượt qua các thị trấn Bần Yên Nhân, Mỹ Hào của tỉnh Hưng Yên rồi vượt ranh giới sang tỉnh Hải Dương, xuyên qua huyện Cẩm Giàng để đến tỉnh lị. Dọc theo con đường ấy, trong địa phận Hải Dương về phía Nam có con sông Đình Đào chảy vòng ra hướng đông rồi quặt xuống nam, phân ra một vùng đất có bốn mặt sông. Đó là huyện Đường An thuộc phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, gồm 10 tổng chia ra 66 làng, trong đó có làng Mộ Trạch thuộc tổng Thì Cử. Ngày nay, thôn Mộ Trạch thuộc xã Tân Hồng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Chi tiết

Đức Thần Tổ vị Thành hoàng làng Mộ Trạch (Hải Dương) đồng thời là thủy Tổ dòng họ Vũ - ngài Vũ Hồn (804 - 853) được ở ngôi đền nhỏ được xây cất từ nãm 1147. Những tài sản gia bảo đặc biệt quí giá còn được lưu giữ cho đến ngày nay: Cuốn gia phả dòng họ Vũ, 12 Đạo sắc phong của các triều Vua thời phong kiến, và bản Hương ước làng Mộ Trạch soạn thảo từ nãm 1776. Những tài liệu đó, đã khẳng định vai trò to lớn của dòng họ Vũ trong quá trình hình thành một làng Tiến sỹ độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Chi tiết
Trang:17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26« Back · Next »