Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 376
Truy cập hôm nay: 1,858
Lượt truy cập: 11,626,940
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ

Tính đến nay, làng cổ Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, ngôi làng nổi tiếng đã sinh ra 36 vị tiến sĩ qua các kỳ thi thời xưa, đã tồn tại gần 12 thế kỷ.

Chi tiết

Người dân vùng đất Hải Dương có câu: "Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm". Đó là câu ca ca ngợi làng Đọc (làng Quan Tiền) là làng giàu nhất vùng, làng Nhữ nhiều thóc nhất vùng, còn làng Chằm (tên cúng cơm của làng Mộ Trạch) có nhiều người học giỏi đỗ cao nhất vùng còn được gọi là Làng tiến sĩ xứ Đông. Làng Mộ Trạch thuộc huyện Đường An, tỉnh Hải Dương nay là huyện Bình Giang - Hải Dương. Đây là một làng quê bình dị như bao làng quê khác vùng đồng bằng Bắc Bộ, lấy nghề nông làm trọng, ngoài ra còn có các nghề phụ như nghề mộc, dệt vải. Nhưng ở đây ta có thể tìm thấy một sự mẫu mực về tính hiếu học mà ít làng quê Việt Nam nào có được.

Chi tiết

Cháu đời thứ ba Viêm đế là Đế Minh đi tuần thú núi Nghĩa Lĩnh, lấy Bà Vụ Tiên mà sinh ra Kinh Dương Vương.

Kinh Dương Vương tự bẩm khác thường, có khí tượng đứng đê, Đế Minh muốn truyền ngôi lớn cho, nhưng Kinh Dương cố nhượng cho anh  là Đế Nghi.

Đế Minh bèn chia nước cho Kinh Dương sang làm vua nước Nam, gọi là nước Xích Quỷ.

Chi tiết

Họ Vũ ở làng Mộ Trạch huyện Đường An xưa, nay là thôn Mộ Trạch xã Tân Hồng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương đã được sử sách ghi nhận là một hiện tượng văn hoá độc đáo: trong một làng, dưới thời khoa cử Nho học (1070-1919), căn cứ con số chính thức trong các sách Đăng khoa lục có 33 Tiến sĩ, thì riêng dóng họ Vũ này đã chiếm 23 ngườI (kể cả 2 Thái học sinh đời Trần là 25); dòng họ này đã cống hiến cho đất nước nhiều nhà hoạt động lỗi lạc mà sử sách nhiều lần nhắc tới như các Tể tướng Vũ Nghiêu Tá, Vũ Nông, Vũ Duy Chí, các Thượng thư Vũ Hữu, Vũ Quỳnh, Vũ Cán, Vũ Duy Đoán, Vũ Công Đạo v.v…

Chi tiết

Kính xét: Từ năm Ất Tỵ [825] niên hiệu Bảo Lịch thứ nhất đời hoàng đế đường Kính Tông, nước Đại Việt ta thuộc nhà Đường đến năm Bính Dần [907] thì chấm dứt, tính được 12 năm (2); nhà Ngô [Quyền] 29 năm, Lê Đại Hành 29 năm, nhà Lý 216 năm, nhà Trần 174 năm, Hồ Quý Ly 7 năm,  nhà Hậu Trần 7 năm, thuộc nhà Minh 4 năm, vua Lê Thái Tổ từ bắt đầu dựng nước đến khi lên ngôi cả thảy 16 năm, tính đến vua Lê Cung Hoàng và họ Mạc cướp ngôi là 115 năm. Tổng cộng từ năm Ất Tỵ thuộc Đường đến khi dứt được họ Mạc là 724 năm

Chi tiết

Đó là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Một làng nhỏ có tới 36 tiến sĩ, nếu kể cả ba vị do các cơ sở khoa học Trung ương và tỉnh phát hiện nhưng các cụ của làng còn đang đối chiếu với ngọc phả hương thôn và tộc phả các dòng họ thì là 39. Dường như hỏi bất cừ người dân trưởng thành nào trong huyện về làng tiến sĩ là được chỉ tới nơi đây. Vào làng hỏi bất cứ công dân trưởng thành nào cũng được kể cho nghe về xuất xứ tên gọi cũng như người khai sinh ra bờ tre ngõ lối của làng!

Chi tiết

Sơ viêm đế, tam thế tôn, đế Minh sinh đế Nghi nam tuần du Ngũ Lĩnh ,tiếp đắc vụ tiên nương, nhi sinh Kinh Dương Vương –Dương Vương tư bẩm phi thường ,tự hữu đế vương khí tượng .Đế Minh dục truyền bảo đại ,Dương Vương cố nhượng kỳ huynh ư thị. Đế Minh truyền đại bảo đế Nghi nhi phong Kinh Dương Vương ư nam phương , hiệu vi Xích Quỷ quốc yên. Dương Vương bái tạ phụ mệnh vãng Nam Việt, lịch quan sơn xuyên hình thế chi, tiện Hoan Châu thắng địa, kiến lập kinh đô Nghĩa Quân thủ Động Đình tiên nữ Âu Cơ cư Nghĩa Lĩnh sơn đầu, ngũ sắc tường vân sáng lạn.

Chi tiết

Dân làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, ai ai cũng có thể say sưa nói về năm người có biệt tài được phong trạng và niêm danh sang trọng trong đình. Đó là trạng ăn Lê Nại, trạng cờ Vũ Huyên, trạng vật Vũ Phong, trạng toán Vũ Hữu và trạng chạy Vũ Cương Trực.

Chi tiết

Trong phần đầu “Mộ trạch Vũ tộc thế hệ sự tích, miêu tả ngôi miếu cổ trước ở ven đường sau thôn, tại xứ Ông Hỡi, đến khoản 1658 – 1662 dời về xứ Mắt Rồng phía Bắc thôn.

Theo các cụ kể lại, ngôi miếu thờ Thần Tổ xa xưa có tiền tế, hậu cung, trung cung. Tiền tế xấy dựng không kiên cố. Miếu được sửa chữa, trùng tu nhiều lần, năm 1930 miếu lại được trùng tu đến nay không còn tiền tế.

Chi tiết

Dòng họ Vũ gắn liền với tên đất và tên làng Khả Mộ, Làng Mộ Trạch. Tại Làng Mộ Trạch hiện nay có 11 dòng họ, trong đó họ Vũ là họ lớn nhất: nhất Vũ , nhì Lê. Vào cuối đời Trần, họ Vũ đã chia thành năm chi và tám phái. Khởi tổ của Tiền Ngũ Chi Vũ Bá Khiêm là hậu duệ của Vũ Nghiêu Tá và Vũ Hán Bi. Khởi Tổ của dòng họ Lê là Lê Như Huy, gốc Thanh Hóa, làm Tả Giang An Phó Sứ Lạng Giang, hiệu là Trí Trai Tiên Sinh, lấy con gái họ Vũ Mộ Trạch, rồi lập nghiệp ở đây. Sự phát triẻn của dòng họ Vũ-Lê đã làm cho Làng Mộ Trạch mỗi ngày một đông, và cũng đã làm cho Làng Mộ Trạch nổi tiếng một thời. Sử sách đã ghi nhận Mộ Trạch là một làng của nho gia; người trong nước thường khen đất này là Làng Tiến Sĩ, đất của những nhà nho học rộng, nơi mà đời nào cũng có người đỗ đạt cao.

Chi tiết
Trang:17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26« Back · Next »