Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 76
Truy cập hôm nay: 2,508
Lượt truy cập: 11,623,489
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > LÀNG MỘ TRẠCH

     Trong tâm tình tri ân hướng về Cội nguồn Tiên tổ, ngày 4-4-2016, bốn Giám mục họ Vũ đã về dâng hương tại Đền thờ Cụ Vũ Hồn (804 – 853) tại thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương...

Chi tiết

Vũ thị gia phả này do cụ Vũ Huy Quang (1828-1883) thuộc đời thứ 9, soạn ra khá công phu và rất chi tiết... 

Chi tiết

Sáng 24/3/2013 ông Vũ Hữu Cảnh và Vũ Hữu Chính (HĐDH VŨ- VÕ phương Nam) đã đến dâng hương tại miếu thờ và lăng mộ Thủy tổ dòng họ Vũ – Võ Việt Nam tại làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương...

Chi tiết

 

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ VŨ CÔNG THỦY TỔ

Theo các tư liệu nghiên cứu về lịch sử dòng họ Vũ- Võ Việt Nam, vào đời nhà Đường, khoảng đầu thế kỷ thứ 9, có một vị quan tên Vũ Huy người làng Mã Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến. Sau đó, ông làm sớ dâng lên vua Đường xin nghỉ hưu....

Chi tiết

 

1.        VŨ VỊ PHỦ. Người Hồng Châu – Nay thuộc tỉnh Hải Dương, đỗ Ất khoa, khoa thi Thông tam giáo năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên Ung Chính Bình 16 (1247) đời Trần Thái Tông.

2.        VŨ NGHIÊU TÁ -người xã Mộ Trạch, huyện đường An (nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Đậu thái học sinh năm Giáp Thìn (1304) đời Trần Anh Tông(12393 – 1314), làm tới chức Nội thị hành khiển Tả bộc xạ( Tể tướng). Đến đời Trần Hiến Tôn (1329 – 1341) giữ chức Phụ chánh cho nhà vua (Trần Hiến Tôn lên ngôi mới mười tuổi). Thời gian này thượng hoàng Anh Tông ngự giá chinh phạt giặc Ngưu Hồng và Ai Lao.

3.        VŨ NÔNG ( Còn có tên là VŨ HÁN BI) – Em ông Vũ Nghiêu Tá đậu thas1i học sinh cùng khoá với anh. Sau Vũ Nông nối chức anh làm Nội thị hành khiển Tả bộc xạ, vào cuối đời Trần Hiến Tông, đầu Trần Dụ Tôn.

Chi tiết

 

Đinh từ tự điển viết bằng chữ Hán, do Nho sinh Vũ Tông Hải, tự là Bao Như trước thuật xong vào ngày tốt tháng 2 mùa Xuân năm Cảnh Hưng thứ 31 (1780). Lang Trung Vũ Lan Am (Vũ Phương Lan) đề tựa. Tiến sĩ, cống bộ Phó sứ, Đông các đại học sĩ, Hồng Trạch Bá Vũ Di Hiên (Vũ Huy Đĩnh) xem lại. Nhóm tác giả này đều là anh em con cháu họ Vũ ở làng Mộ Trạch.

Đinh từ tự điển hiện nay lưu ở Ban quản lý di tích Mộ Trạch có lẽ là bản sao, không rõ thuộc thế hệ thứ mấy? Sách gồm 47 trang, giấy cũ, khổ 14x27cm. Chữ Hán chân phương, mỗi trang 8 dòng, dòng nhiều nhất 23 chữ, dòng ít nhất 3 chữ; tổng cộng khoảng gần 6000 chữ.

Chi tiết

 

1.     PHÁI GIÁP:

Không phải phái này là con trưởng hay đàn anh bảng phái sau đâu! Theo ý kiến riêng, có lẽ Cụ Tổ mở đầu của phái Giáp đã xuất hiện sớm nhất? So với 7 cụ khởi Tổ 7 phái tiếp theo chăng? Không biết Ngài tên gì cả! Chỉ chép là Vũ Công = (ông họ Vũ) có tên hiệu là Chân Nhân. Đây là cụ khởi Tổ của phái giáp.

-         Có lẽ cụ Tổ Chân Nhân này sinh vào khoảng những năm 1425 – 1430? Vì con trai cụ là ông Hoàng Giáp Tiến sĩ Vũ Quỳnh (sinh năm Quí Dậu 1453) đời vua Nhân Tông. Thì Cha là cụ Chân Nhân được triều đình Lê Thánh Tông tặng cho chức Tham Chính (lúc đó cụ đã mất lâu rồi) vì ông Quỳnh đỗ Tiến sĩ năm 1478 (sau ông Vũ Hữu 15 năm) đã ra làm quan. Nên biết: đời xưa, lúc còn sống, vua ban cho chức tước thì gọi là Phong. Lúc chết, vua cho chức tước thì gọi là Tặng. Bởi thế mới có thành ngữ cổ: Sinh phong, Tử tặng (sống được phong chức, chết được tặng chức).

Chi tiết

Kể ra trong họ Vũ làng Mộ Trạch, huyện Đường an này (nay thuộc tỉnh Hải dương), gia đình Phương quận công thuộc vào chi có thế lực và danh tiếng nhất, mà Phương quận công lại là vai tộc trưởng. Thực ra, cụ là con thứ ba. Hai người anh đầu mất, cụ Vũ Duy Chí trở thành bậc tôn trưởng của họ Vũ, đồng thời cũng là vị Tể tướng trong triều. Lúc này, nước ta ở dưới triều Lê Gia Tông và Tây đô Vương Trịnh Tạc. Cầm đầu các bộ là những viên quan mẫn cán đắc lực, có đức độ cao, được quan lại và nhân dân kính trọng như các ông Phạm Công Trứ, Trần Đăng Tuyển, Nguyễn Mậu Tài v.v. Vũ Duy Chí là một vị Tham tụng có uy tín lớn trong số này. Cụ đã trải qua nhiều chức: Binh bộ Thượng thư năm 1664, Lễ bộ Thượng thư năm 1669. Hiện cụ đang phải giúp chúa Trịnh kiêm quản nhiều việc, vì ông Phạm Công Trứ đã về trí sĩ, dự vào hàng quốc lão, thỉnh thoảng chúa mới vời vào hỏi han. Ông Trần Đăng Tuyển cũng vừa mới mất (1673). Còn ông Thượng thư bộ Hình là Lê Hiếu thì lại bị bãi chức. Lớp quan lại kế cận có tài năng như Hồ Sĩ Dương, Đào Công Chính, Đặng Công Chất v.v. thì chưa được đứng vào hàng Tham tụng.

Chi tiết

 

Thực tế, trong các gia đình Việt Nam xưa, người Bà Nội, Bà Ngoại, Người Mẹ, Người dâu Trưởng Họ, thường rất được nể trọng (nhất là Mẹ Già và Bà Nội). Cho nên trong các truyện cổ ca ngợi người con có hiếu, đa số đều là con trai có hiếu với mẹ nhiều hơn là con có hiếu với cha? như  truyện nôm “Nhị Thấp tứ Hiếu” (hai mươi bốn người con có hiếu). Quốc sử cũng khen vua Lê Thánh Tông rất hiếu kính với mẹ đẻ là Bà Quang Phục Hòang Thái Hậu. Rồi Trịnh Kiểm, khai sáng nhà chúa họ Trịnh, lúc hàn vi (đầu thế kỷ 16) có hiếu với mẹ lắm. Và Vua Tự Đức (1848-1883) có tiếng là hiếu kính với Bà Từ Dũ Hòang Thái Hậu. Còn dân dã, con trai, con gái, hiếu với mẹ có rất nhiều. Đối với Bố, con cái kính nhiều hơn hiếu? Đó là thực trạng xưa.

Gia đình Việt Nam xưa có nề nếp, dù giàu, dù nghèo, sang, hèn. Vai trò của Bà Nội, Bà Ngọai, Mẹ, coi như là quyết định mọi chuyện cưới hỏi, ma chay, giỗ Tết trong nhà. Các Nho Sĩ nhờ Mẹ, nhờ vợ nuôi nấng cũng rất nhiều. Cho nên vai trò phụ nữ Việt xưa rất quan trọng trong gia đình. Mặc dù nữ giới bị cấm đi thi, cấm làm quan, cấm gia Đình làng, hội họp …. Nhưng ở tron gia đình, phụ nữ được gọi là nội tướng, là gia Nội. Rõ ràng, ngày xưa nhiều người đàn bà lấy được chồng giàu sang hay quyền quý mới được Sử, Phả nêu tên và thường được bà con, anh em, cha me, quý nể và hãnh diện nữa, vì được nhờ vả ít nhiều. Đàn ông Việt Nam quý mẹ, nể vợ nhiều lắm!

Chi tiết

Dân làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, ai ai cũng có thể say sưa nói về năm người có biệt tài được phong trạng và niêm danh sang trọng trong đình. Đó là trạng ăn Lê Nại, trạng cờ Vũ Huyên, trạng vật Vũ Phong, trạng toán Vũ Hữu và trạng chạy Vũ Cương Trực.

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8« Back · Next »