Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 2,887
Truy cập hôm nay: 6,283
Lượt truy cập: 12,021,267
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > ĐỊA DANH LỊCH SỬ

 

Cho đến hôm nay, vẫn có hai dòng ý kiến về thời gian ra đời của Văn miếu Trấn Biên (VMTB). Một dòng cho rằng VMTB được xây dựng từ khá sớm, năm 1715. Dòng thứ hai cho rằng mãi 60 năm sau, tức năm 1775, VMTB mới được ra đời.

Vì sao có sự chênh lệch khá lớn về thời gian xuất hiện VMTB trong các ý kiến trên? Sách Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu, quyển I (Trấn Biên cổ kính, 1972) có viết: "ở Biên Trấn, "Văn miếu" được xây cất tại thôn Tân Lại (Tân Thành), huyện Phước Chính (Đức Tu), cách trấn thành 2 dặm (ngàn thước) về phía Tây Bắc. Địa điểm này do quan Trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức lựa đất, năm ất Mùi (1775) đời Duệ Tông hoàng đế Phúc Thuần" (trang 65). Có lẽ đây là điểm xuất phát của những ý kiến cho rằng VMTB xuất hiện năm 1775, vì trước ông Lương Văn Lựu, không ai xác định VMTB ra đời năm 1775 cả. Điều đáng lưu ý là các sách xưa (Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức và Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn) khi ghi chép các sự kiện đã dùng âm lịch. Vì thế, các sách trên khi nói về thời điểm ra đời của VMTB chỉ ghi là "năm ất Mùi". Các năm 1715 và 1775, theo âm lịch, đều là ất Mùi.

Chi tiết

 

Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một công trình kiến trúc cổ, xây dựng tương đối quy mô còn lại được đến ngày nay ở thủ đô Hà Nội.

Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.

Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Toàn khu khá rộng, có ngót 1km tường gạch bao xung quanh.

Chi tiết

Năm 1253, vua Trần Thánh Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học viện, đồng thời lấy đây làm nơi giảng dạy cho con em vua quan và những người học giỏi trong cả nước. Dưới triều Trần, trường quốc học Giám được nâng dần tới mức đại học và chính thức được đặt tên là Thái Học viện. Suốt ba thế kỷ Triều Lê, trường Quốc học không hề đổi chỗ, hằng năm đón học sinh khắp nơi vào học. Và cứ mỗi khoa thi, cửa nhà Thái Học lại treo bảng ghi tên những người đậu tiến sĩ. Sau đó, các vị tân khoa, trước khi về vinh quy bái tổ đều được dự nghi lễ bái yết ở Văn Miếu do triều đình tổ chức. Từ năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu. Tấm bia đầu tiên khắc tên các vị tiến sĩ tiến sĩ khoa thi năm Nhâm Tuất (1442). Các đời vua sau tiếp tục dựng bia. Tấm bia cuối cùng dựng năm 1780 khắc tên các tiến sĩ đỗ khoa thi năm Kỷ hợi (1779). Từ năm 1442 đến 1779, nếu tính đủ phải có 117 khoa thi và theo đúng thể lệ triều Lê phải lập đủ 117 tấm bia tiến sĩ. Thế nhưng trải bao cơn binh lửa, loạn ly, số bia ở Văn miếu chỉ còn 82 tấm. Cuối năm 1976, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một con rùa đế bia chìm dưới lòng hồ cạnh khuê Văn Các. Thân bia chưa tìm thấy song con rùa đế bia đã nâng số bia tiến sĩ lên 83.

Chi tiết

Văn miếu Mao Điền thuộc tổng Mao Điền, phủ Bình Giang trấn Hải Dương, hiện nay thuộc thôn Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng. Văn miếu là một công trình bề thế, phần chính gồm hai toà nhà lớn, mỗi toà bảy gian áp mái sát vào nhau. Nhà trong thờ Khổng Tử. Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Các tài liệu nghiên cứu và sử sách cho biết văn miếu Hải Dương trước thuộc xã Vĩnh Lợi, huyện Bình Giang sát sông Kẻ Sặt, đến thời vua Quang Trung mới được rời về Mao Điền. Năm Gia Long thứ 9 (1810) Văn Miếu được trùng tu, xây dựng thêm nhà khải các khúc văn, hai nhà giải vũ, hai lầu chuông...

Chi tiết

Hải Dương là vùng đất văn hiến, giàu di sản văn hoá, hội tụ nhiều truyền thống quý báu. Người Hải Dương nổi tiếng tôn sư trọng đạo và hiếu học. Đây là vùng quê đã sinh ra, nuôi dưỡng và đào luyện nên nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Chỉ tính những người đỗ đại khoa trong 185 kỳ thi, từ 1057 đến 1919, cả nước có 2898 tiến sỹ, thì Hải Dương, tính theo địa bàn hiện nay đã có gần 500 vị, chiếm 1/6 của cả nước; trong số 47 trạng nguyên, Hải Dương có 12 người.

Chi tiết

Văn Miếu hay Văn Thánh là cách gọi tắt của một ngôi miếu: Văn Thánh Miếu, ngôi miếu thờ vị Thánh về văn- người được hậu thế tôn vinh là Vạn Thế Sư Biểu (người thầy của muôn đời): Khổng Tử. Ngôi miếu này thường có nhiều tên gọi khác: Tiên Sư Miếu, Khổng Tử Miếu, Chí Thánh Miếu, hoặc có nơi gọi là Chí Thánh Tiên Sư Miếu. Tất cả các nước có nền văn hóa Hán và coi trọng Nho học đều có lập Văn Miếu để thờ đức Khổng Tử.

Chi tiết

Trên khoảng đất rộng ngày xưa Văn Miếu Bình Định từng tọa lạc, nay chỉ còn lại hai tấm bia đá Khuynh cái hạ mã (nghiêng lọng xuống ngựa) cách cổng tam quan chừng vài chục thước và bức bình phong Long mã phù đồ trước chính điện. Thật ra xưa kia trước cổng Văn Miếu có đến hai gian nhà bia (bi đình), nhưng về sau một nhà bị sập, có người dời thớt bia về nhà định dùng việc riêng, mấy hôm sau bỗng dưng ngã bệnh, cho là bị "trên trước" quở phạt vì tội bất kính, bèn khiêng bia trả về chỗ cũ. Những chữ Hán Khuynh cái hạ mã khắc trên mặt bia là một cách lưu ý quan khách, dù là kẻ sang người hèn đến đây đều phải dọn mình để bước vào cõi thiêng.

Chi tiết

Nếu như Văn Miếu Hà Nội chỉ ghi danh các vị đại khoa thời Lý đến thời Lê, Văn Miếu Huế ghi danh các vị đại khoa thời Nguyễn thì Văn Miếu Bắc Ninh ghi khắc tên tuổi khoa danh của 677 vị tiến sĩ  từ thời Lý đến hết thời Nguyễn xuất thân từ mảnh đất văn hiến này. Văn Miếu được xây dựng từ thời Lê ở sườn phía tây bắc núi Châu Sơn, huyện Thị Cầu. Năm 1820 đã phải đại tu, năm 1826 xây thêm  đền Khải Thánh ở phía tây bắc, năm 1884 phải làm lại, năm 1889 dựng khắc các bia đá Kim bảng lưu phương ở Bi Đình, năm 1893 chuyển về vị trí hiện nay, xóm 10, xã Đại Phúc, thị xã Bắc Ninh. Tổng thể công trình Văn Miếu gồm: Tiền Tế (5 gian), Hậu đường (5 gian) hai bên hồi Hậu Đường là Bi Đình (3 gian), hai bên hồi Tiền Đường là Hội Đồng trị sự và Tạo Soạn; hai bên sân trước Tiền Tế là nhà Tả Vu, Hữu Vu; chính diện có bia bình phong “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn Miếu bi ký” khắc dựng năm 1928. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gỗ lim được bào trơn đóng bén. Tại đây thờ Khổng Tử, Tứ Phối và 12 tấm bia lưu danh 677 vị tiến sĩ quê hương Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh, Bắc Giang và một số xã sau này nhập về huyện Gia Lâm, Đông Anh thuộc Hà Nội và Văn Giang thuộc Hưng Yên).

Chi tiết

 

Văn Miếu Bắc Ninh là một trong những di tích còn khá nguyên vẹn, với 11 bia đá ghi tên 645 vị khoa bảng của tỉnh, nơi có số người đỗ tiến sĩ nhiều nhất trong nước.

Bắc Ninh - Địa danh nổi tiếng đã sản sinh ra “Một giỏ ông Đồ, một bồ ông Cống, một đống ông Nghè, một bè Tiến sĩ, một bị Trạng Nguyên, một thuyền Bảng Nhãn”.

Trong lịch sử Hán học dưới chế độ phong kiến kéo dài 845 năm (1075-1919) nước ta đã có 18 khoa thi đại khoa đã được chọn 2.991 tiến sĩ thì Bắc Ninh đã đỗ 645 tiến sĩ (Chiếm 1/4). Trong đó số người đỗ tam khôi (Trạng Nguyên) là 47 thì Bắc Ninh chiếm 17 người (1/3). Người đỗ “Thủ khoa” của khoa thi đầu tiên ở Đại Việt vào thời Lý (1075) là Lê Văn Thịnh (quê ở Đông Cứu – Gia Bình) từng làm tới Thái Sư, Tể tướng, được coi là “ông trạng Khai khoa”.

Chi tiết

 

Từ năm 1070, nhà Lý cho dựng văn miếu ở Thăng Long. ở các địa phương cũng dựng văn miếu, văn chỉ. Lúc đầu văn chỉ không có mái (theo từ điển Đào Duy Anh, thì văn chỉ là nền tế thánh, tế Khổng Tử ở các hương thôn lập nên) chỉ là một nền đất phẳng có 3 hoặc 4 bệ thờ. Đến thế kỷ 19, một số nơi xây từ đường khang trang sạch đẹp. Văn chỉ tổng Đỗ Xá (nay thuộc thị xã Bắc Ninh) được xây hồi đó. Tổng Đỗ Xá xưa gồm 8 xã: Đại Tráng; Phương Vĩ; Thanh Sơn; Đáp Cầu; Thị Cầu; Cổ Mễ; Y Na; Đọ Xá.

 
Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10« Back · Next »