Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 48
Truy cập hôm nay: 2,582
Lượt truy cập: 11,623,563
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > ĐỊA DANH LỊCH SỬ

Phần thứ nhất: Dịch nguyên văn bài nói đầu về thế hệ sự tích họ Vũ làng Mộ Trạch, nguyên văn bằng chữ Hán của cử nhân, Hình Bộ Lang Trung Vũ Phương Lan, viết năm 1769, có chú thích, đóng trong dấu ngoặc, và nói nội dung của sự nghiệp tục biên.

Phần thứ hai: Thế hệ họ Vũ làng Mộ Trạch từ đời thứ nhất đến đời thứ tư, bắt đầu phân ra ngũ chi, bát phái.

Phần thứ ba: Những chi (chi một và chi bốn) và những phái (phái Giáp, phái Ất, phái Bính) con cháu đã chuyển đi ở nơi khác hoặc không có người nối dõi, không còn ai ở làng.

Phần thứ tư: những chi (chi hai, chi ba, chi năm) và những phái (phái Đinh, phái Mậu, phái Kỷ, phái Canh, phái Tân) hiện con cháu còn ở trong làng.

Phần thứ năm: a)  Các phái hình thành về sau. -  b)   Phả họ Nhữ, từ phụ lục của phái Kỷ.  -  c)  Phả họ Nguyễn từ phụ lục của phái Ất. -   d)  Sơ đồ phả hệ họ Lê làng Mộ Trạch.  -  đ)   Mục lục.   e)  Phụ lục:  29 bài thơ vịnh nhân vật bổ sung cho những bài đã ghi trong phần dịch phả.  -   g)   Bàn về  nét  (tục biên)

Chi tiết

Cụ Vũ Tảo: PHỤ QUỐC THƯỢNG TƯỚNG QUÂN, tước: Lương Trạch Bá thời MẠC; ông là thế hệ thứ 6 của phái Ất làng Mộ Trạch. Là cháu 4 đời (tức cháu cố hay chắt) của cụ Vũ Quang Lộc (đời thứ 3 và là anh ruột của Tiến sĩ Vũ Cán 1502). Ông sinh vào khoảng đầu triều Vua Mạc Đăng Doanh (1530 – 1540)? Và là con duy nhất của cụ danh y: Vũ Bất Trị (đời 5) Thái Bộc Tự Thiếu Khanh Đạo (xứ) Nghệ An (triều Mạc Đăng Doanh, Phúc Hải, Phúc Nguyên 1530 – 1561) hiệu của cụ Bất Trị là Du Hiên, thọ 70 tuổi.

Chi tiết

       Đây là một làng cổ có từ giữa thế kỷ thứ IX (chín) được một nhân vật lịch sử VŨ HỒN (804 – 853) thành lập cách nay 1155 năm (844 – 2009) vẫn còn là các di tích văn hóa và lịch sử cổ đáng tham quan chiêm bái.

       Làng Mộ Trạch hiện nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 45 cây số đường xe chạy, bằng quốc lộ 5, hướng thị trấn Gia Lâm đi về phía thành phố Hải Dương và Hải Phòng (qua các thị trấn Sài Đồng, Trâu Quì, Như Quỳnh, Bần Yên Nhân…)

Chi tiết

 

Tuổi thơ ấu, rất mực thông minh

Thời thành đạt, càng thêm đức độ

Nẻo khoa danh, thẳng cánh chim bằng

Nơi đình thí treo lên bảng hổ

Chi tiết

 

CHỮ HÁN

1

 

Hải Dương thần phả

35 trang

K.h:HV.439(TV Viện Sử Học).

2

 

Mộ Trạch thế phả

14 trang

K.h: A.985 (Thư viện Hán Nôm).

3

 

Mộ Trạch tự điển cổ lệ

 

K.h A.660 (TV Hán Nôm).

4

 

Mộ Trạch Vũ tộc bát phái phả

246 trang.

K.h: A.660 (TV Hán nôm).

 

Chi tiết

Tổ họ Vũ phát tích tự làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay đổi thành phủ Bình Giảng thuộc tỉnh Hải Dương (Bắc Việt).

Tục truyền: Hồi Bắc thuộc, khu đất làng Mộ Trạch cạnh đường, có một quán hàng bán nước và quà bánh cho khách qua lại của một bà quả phụ trạc ngoại tứ tuần cùng đưá con trai độ 14,15 tuổi. Những người trong vùng cũ không ai rõ lai lịch người đàn bà này, chỉ biết gọi là bà quán nước và đứa con trai là Vũ Hồn mà thôi. Sinh kế của hai mẹ con bằng quán nuớc thường thiếu thốn, nên Vũ hồn phải đi câu cá tôm và bắt cua ốc bán lấy tiền thêm giúp mẹ.

Chi tiết

Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở Mộ Trạch, vào đời Nhà Đường bên Trung Quốc (618-907), khoảng năm 800, có một quan chức tên là Vũ Huy (1), người làng Mã Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến (2) . Vợ ông là bà Lưu thị Phương. Hai ông bà đã nhiều tuổi, khoảng gần 60 tuổi, vẫn chưa có con cái. Ông Vũ Huy là một nhà nho, do đó ông thường thường than rằng: " Vàng núi, thóc biển coi như cỏ rác; con hiếu, cháu hiền qúy hơn châu, ngọc". Sau đó, ông làm sớ dâng lên vua Đường xin được nghỉ, về làm trí sĩ. Vua Đường chuẩn cho, lại ban phát xe, ngựa, vàng, bạc. Ông tạ ơn, về quê sống cảnh an nhàn và đi du ngoạn. Ông Vũ Huy vốn tinh thông khoa địa lý phong thủy, do đó đã lên đường đi du ngoạn về Phương Nam, đến đất Giao Châu, khi ấy là khu đất thuộc đồng bằng Bắc Bộ bây giờ.

Chi tiết

Thủy Tổ sinh ở Trang Man - Nhuế, Hương Nam sách (sau thuộc phủ Hồng Châu, xứ Hải Dương) vào đêm ngày tám, tháng giêng, năm Giáp-Thân (là năm 804). Tương truyền, mẹ Ngài là cụ Bà Nguyễn Thị Đức ở Trang Mang Nhuế này, vốn là người Việt gốc ở làng Kiệt Đặc, Chí Linh. Thân phụ Ngài - cụ Vũ Huy vốn là nhà Nho, rất giỏi về khoa phong thủy, địa lý.

Chi tiết

Trong các thư tịch cổ Việt Nam, như An Nam chí lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông cương mục …, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nguồn tư liệu chính viết về Vũ Hồn, mà các sách đưa ra đều có xuất xứ từ Tân Đường thư như trong trong bộ Nhị thập tứ sử của Trung Quốc. Trước khi trích dẫn nguyên vănphần viết về Vũ Hồn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu sơ lược hoàn cảnh ra đời, nội dung khái quát cùng tác giả của bộ sách, để có thể phần nào nhận thức được giá trị đích thực và độ tin cậy của các tư liệu được sử dụng trong bộ sách này.

Chi tiết

Có thể tự hào rằng trong lịch sử tồn tại và phát triển của dòng tộc Vũ – Võ hơn ngàn năm qua con cháu hậu duệ nhiều người từ làng Mộ Trạch (quê gốc) đã chuyển cư đến nhiều nơi khác nhau ở trong nước và nước ngoài. Ra ít nhiều họ đều mang theo hoài niệm về quê gốc, về thuỷ tổ – thần tổ của họ mình. Thường đến nơi quê mới họ ghi lại hoài niệm đó trong gia phả như chi họ Đặng Vũ ở Hành Thiện, Nam Định; hoặc trong bia ký như chi họ Vũ ở làng Tám – Giáp Bát, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội… Hoặc con cháu hậu duệ học cách táng treo theo truyền thống của tổ tiên, như họ Vũ ở Minh Tân thuộc Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng. Cũng có một số nơi các thế hệ kếtiếp nhau truyền khẩu từ ngày sinh, ngày hoá của Thần tổ để ghi nhớ về vị Thuỷ tổ họ Vũ.Đó là những dẫn chứng khá điển hình về việc hậu duệ không quên tổ tiên.

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10« Back · Next »