Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 655
Truy cập hôm nay: 4,422
Lượt truy cập: 11,636,913
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
HỌ VŨ-VÕ VIỆT NAM

 

Nguyễn Hiền sinh năm Giáp Ngọ (1234) ở xã Dương A, huyện Thượng Nguyên, tỉnh Nam Định. Ông đỗ Trạng nguyên dưới thời Trần Thái Tông, lúc mới 13 tuổi, cùng Bảng nhãn Lê Văn Hưu (18 tuổi), Thám hoa Đặng Ma La (14 tuổi), mở đầu học vị Tam khôi của nước ta. Sách Nam Định Dư địa chí nói ông làm quan đến Công bộ Thượng thư. Dưới con mắt dân gian, Nguyễn Hiền là nhà ngoại giao mẫn tiệp, có tài ứng đối với sứ giả Nguyên Mông, giữ vững quốc thể, phù hợp với thời rực rỡ hào khí triều Trần chiến thắng ngoại xâm.

Lý Tử Tấn sinh năm Mậu Ngọ (1378) ở làng Triều Đông, huyện Thượng Phúc, (nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây) đỗ Thái học sinh đời nhà Hồ năm 1400 cùng khoa với Nguyễn Trãi. Sau khi Nguyễn Trãi rút khỏi triều chính, Lý Tử Tấn được giao soạn thảo chiếu chế biểu, thư từ ngoại giao và từng đi sứ sang Trung Quốc. Ông là tác giả của các bài phú hùng hồn như "Chí linh sơn phú"... Cũng như Nguyễn Trãi, ông chủ trương "tâm công" (đánh vào lòng người) dùng văn chương trong thư từ đối ngoại, làm nước ngoài phải yêu mến.

Chi tiết

Hà Nam là mảnh đất hiếu học, tất nhiên ở đây kết tinh ở những nhân vật đỗ đạt, mà phải đỗ đại khoa, tức Tiến sĩ. Chưa có điều kiện để kiểm kê số liệu chính xác về số người đỗ Tiến sĩ đương đại, dưới đây chỉ viết về 53 vị đỗ Tiến sĩ và 3 vị đỗ Tiến sĩ (Tiến sĩ võ), tính từ người đỗ đầu tiên năm 1429 - Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiếu đến người đỗ cuối cùng vào năm 1910 là cụ Phó bảng Bùi Kỷ. Thực ra, khoa cử thời quân chủ cũng chấm dứt  vào 8 năm sau đó- năm 1918)

Chi tiết

 

Bắc Ninh là nơi có nhiều nhà khoa bảng ngay từ thời niên thiếu đã thông minh xuất chúng, được sử chép là “Thần đồng”. Sau đây là một số nhà khoa bảng mang danh hiệu “Thần đồng” tiêu biểu:

1. Lý Đạo Tái: (1254-1334) - người xã Vạn Tư, huyện Gia Định, nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình. Sách “Đặc san Bắc Ninh” ghi chép là “Thần đồng” 9 tuổi đã giỏi văn thư. Năm 21 tuổi, khoa thi năm Giáp Tuất niên hiệu Bảo Phù 2 (1274) đời Trần Thánh Tông, đỗ đầu khoa thi Đại tỷ thủ sỹ. Sau ông không nhận quan chức, xuất gia, từng trụ trì ở chùa Vân Yên, Báo Ân, Thanh Mai, Côn Sơn và có công xây dựng chùa Đại Bi ở quê pháp hiệu là Huyền Quang. Ông có tập thơ “Ngọc tiên” và bài phú vịnh chùa Hoa Yên và 24 bài thơ chữ Hán chép trong “Việt âm thi tập” và “Toàn Việ t thi lục”.  

Chi tiết

Tài liệu "Khoa Bảng Nho Học Quảng Nam" của Giáo Sư Trần Gia Phụng được đăng trong Ðặc San Ðất Quảng năm 2001 của Hội Ðồng Hương Quảng Nam Ðà Nẵng tiểu bang Washington.  XuQuang.com xin chân thành tri ân Giáo Sư Trần Gia Phụng về các nỗ lực của ông trong việc nghiên cứu văn hóa và lịch sử Quảng Nam.

Chi tiết

 

1.      Võ Tá Trung    : Bá Quận Công, con Thể Quận Công.

Khoa Tân Hợi 1731.

2.      Võ Tá Liễn      : Khiêm Quận Công, con Bàn Quận Công.

Khoa Tân Hợi 1731.

3.      Võ Tá Tốn       : Thác Quận Công, em Bàn Quận Công.

Khoa Quý Sửu 1733.

Chi tiết

Trạng nguyên là học vị cao nhất, dành cho người đỗ đầu khoa thi Đình. Thi Đình có nghĩa là thi ở sân đình trong cung Vua. Thi Đình, nhà vua trực tiếp ra đầu đề và sau khi hội đồng giám khảo hoàn thành việc chấm bài văn sách, cân nhắc điểm số, chính nhà vua tự tay phê lấy đỗ. Có ba loại học vị trong kết quả thi đình được xếp vào ba cái bảng gọi là giáp (chữ khoa giáp hay khoa bảng từ đó mà ra. Thời Nguyễn còn có học vị Phó bảng).

Chi tiết

 

1.        VŨ VỊ PHỦ. Người Hồng Châu – Nay thuộc tỉnh Hải Dương, đỗ Ất khoa, khoa thi Thông tam giáo năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên Ung Chính Bình 16 (1247) đời Trần Thái Tông.

2.        VŨ NGHIÊU TÁ -người xã Mộ Trạch, huyện đường An (nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Đậu thái học sinh năm Giáp Thìn (1304) đời Trần Anh Tông(12393 – 1314), làm tới chức Nội thị hành khiển Tả bộc xạ( Tể tướng). Đến đời Trần Hiến Tôn (1329 – 1341) giữ chức Phụ chánh cho nhà vua (Trần Hiến Tôn lên ngôi mới mười tuổi). Thời gian này thượng hoàng Anh Tông ngự giá chinh phạt giặc Ngưu Hồng và Ai Lao.

3.        VŨ NÔNG ( Còn có tên là VŨ HÁN BI) – Em ông Vũ Nghiêu Tá đậu thas1i học sinh cùng khoá với anh. Sau Vũ Nông nối chức anh làm Nội thị hành khiển Tả bộc xạ, vào cuối đời Trần Hiến Tông, đầu Trần Dụ Tôn.

Chi tiết

 

Cho đến năm 1946, đền thờ bà Vũ Thị Huệ ở làng Từ Quang, tổng Từ Minh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vẫn được nhân dân sở tại gồm 5, 6 làng quanh đó kính thờ 4 mùa hương khói. Xưa, các triều đại Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn và Nguyễn đã ban sắc thần, bao không bà như một phúc thần có tôn hiệu là Nhũ Hương Cung Phi Thịnh Nhũ Quốc Vương Thượng Đẳng Thần (vị cung phi có vú sữa thơm, vú nuôi tốt vua cả đất nước, được làm Thần cao cả)

Thần tích và truyền thuyết đó có thật, kể về một người con gái đẹp, nết na, sức thân con nhà nho ở làng Từ Quang, Huyện Hoằng Hóa về giữa thế kỷ 15 đời vua Lê  Thánh Tôn (1460-1497) có đôi vú thơm tho lạ lùng kể từ tuổi cập kê. Cha mẹ, bà con họ hàng của bà đều thấy điều kỳ lại đó! Hễ ai đứng cạnh cô gái Vũ Thị Huệ ở tuổi trăng tròn tới đôi tám, đều ngạt nhiên ngửi thấy mùi lạ thơm thoang thoảng toát ra từ tấm thân ngọc ngà của cô gái đẹp đó.

Chi tiết

 

Thực tế, trong các gia đình Việt Nam xưa, người Bà Nội, Bà Ngoại, Người Mẹ, Người dâu Trưởng Họ, thường rất được nể trọng (nhất là Mẹ Già và Bà Nội). Cho nên trong các truyện cổ ca ngợi người con có hiếu, đa số đều là con trai có hiếu với mẹ nhiều hơn là con có hiếu với cha? như  truyện nôm “Nhị Thấp tứ Hiếu” (hai mươi bốn người con có hiếu). Quốc sử cũng khen vua Lê Thánh Tông rất hiếu kính với mẹ đẻ là Bà Quang Phục Hòang Thái Hậu. Rồi Trịnh Kiểm, khai sáng nhà chúa họ Trịnh, lúc hàn vi (đầu thế kỷ 16) có hiếu với mẹ lắm. Và Vua Tự Đức (1848-1883) có tiếng là hiếu kính với Bà Từ Dũ Hòang Thái Hậu. Còn dân dã, con trai, con gái, hiếu với mẹ có rất nhiều. Đối với Bố, con cái kính nhiều hơn hiếu? Đó là thực trạng xưa.

Gia đình Việt Nam xưa có nề nếp, dù giàu, dù nghèo, sang, hèn. Vai trò của Bà Nội, Bà Ngọai, Mẹ, coi như là quyết định mọi chuyện cưới hỏi, ma chay, giỗ Tết trong nhà. Các Nho Sĩ nhờ Mẹ, nhờ vợ nuôi nấng cũng rất nhiều. Cho nên vai trò phụ nữ Việt xưa rất quan trọng trong gia đình. Mặc dù nữ giới bị cấm đi thi, cấm làm quan, cấm gia Đình làng, hội họp …. Nhưng ở tron gia đình, phụ nữ được gọi là nội tướng, là gia Nội. Rõ ràng, ngày xưa nhiều người đàn bà lấy được chồng giàu sang hay quyền quý mới được Sử, Phả nêu tên và thường được bà con, anh em, cha me, quý nể và hãnh diện nữa, vì được nhờ vả ít nhiều. Đàn ông Việt Nam quý mẹ, nể vợ nhiều lắm!

Chi tiết

Theo cố GS Chân, ban đầu có vài gia đình ở các làng quanh đó là họ Vũ ở bên làng Chằm Thượng, họ Phạm ở Phù Ủng (là 2 làng có từ lâu đời hơn cả) di cư đấn nơi đất hoang sơ có nhiều gò đống, khai canh, lập nghiệp và đặt tên là Ngọc Cục (có thể ban đầu chỉ là 1 xóm thôi?). Về sau, qua thời Trần, Hồ, thời Minh thuộc (1293 – 1427) dân cư các nơi tụ về nhiều hơn, nên nhân khẩu Ngọc Cục tăng dần lên. Và đến triều Lê Sơ (1428 – 1527) thì đã khá sầm uất. Vì thế, đến thời Nhà Mạc cầm quyền (1527 – 1592) đã xuất hiện một khu đất gần làng (có lẽ là đất trồng hoa cũ) của bà Phi (vợ thứ) họ Phạm làng Phù Ủng, vợ Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329). Bà là con gái ngài Điện Soái Phạm Ngũ Lão có lập chùa ở gần con sông giáp đới ngạn Ngọc Cục, Phù Ủng. Nơi đó Bà cho gia nhân trồng hoa, có tên nôm là “trại bông” lấy hoa cúng Phật và trang trí nơi Bà cư trú. Dần dần có nhiều người đến phục dịch Bà trồng hoa. Rồi đem gia đình vào ở đó thành ấp Ủng Hoa. Sau nữa, nhân số gia tăng, đã lập ra Thôn Bông, có tên chữ là: Ủng Hoa Đường. Thôn này thời Nhà Lê Sơ và đầu thời Mạc (1428 – 1578) là một xóm trồng hoa của xã Ngọc Cục. Đến năm 1578, lúc đó ở thôn Bông đã có nhiều Nho sĩ, sĩ tử đi thi đỗ cao như Đoàn Quảng Phu, trúng Tiến sĩ từ năm 1514. Bùi Đình Kiên, Phạm Điển, Trương Hữu Phỉ gốc Ngọc Cục cũng đỗ Tiến sĩ trong thời nhà Mạc. Cho đến năm 1578, thôn Bông được tách ra thành 1 xã Ủng Hoa Đường độc lập, không thuộc xã Ngọc Cục nữa. Thời Lê Trịnh (Trung Hưng) 1593 – 1788 làng Hoa Đường đã có tên như thế (bỏ chữ Ủng có nghĩa là Ôm, tụ họp đông người) để nghe cho thanh tao.

Chi tiết
Trang:51 - 52 - 53 - 54 - 55 - 56 - 57 - 58 - 59 - 60« Back · Next »