Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 53
Truy cập hôm nay: 5,202
Lượt truy cập: 10,318,780
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > LÀNG MỘ TRẠCH

 

Gia phả cổ đã xác nhận chi họ Vũ-Phong Lâm thuộc phái Bính Mộ Trạch huyện Đường An (Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Nhưng cụ thể thế nào thì chưa được rõ. Trong họ có thờ bậc danh thần của phái Bính là Tiến sĩ Vũ Tĩnh đời Mạc (đỗ năm 1562), nên nhiều vị  lại hiểu rằng Tiến sĩ Vũ Tĩnh là khởi tổ phái Bính! Theo phả cổ Mộ Trạch, thì Tiến sĩ Vũ Tĩnh là đời thứ ba của phái Bính ở Mộ Trạch.

Theo gia phả Mộ Trạch Vũ Tộc Thế Hệ Sự Tích  đã được xuất bản năm 2004 và 2005 thì khởi tổ phái Bính Mộ Trạch là ông nội của Tiến sĩ Vũ Tĩnh (không biết tên thật) chỉ gọi là “Vũ Công” tức là  “ông họ Vũ”. Còn cha của ông Nghè Tĩnh có tên là Bô              (còn đọc âm: Phô như phả ở An Trường đã dịch) .

Chi tiết

Trong lúc trò chuyện với anh Căn là người phái Kỷ, như a.Thuận, chị Xa, cụ Phú…có bà con xa gần trong dòng TÍCH THIỆN ĐƯỜNG với nhau. Tôi mới biết ở làng Mộ Trạch nay, số nhân khẩu có tới ngàn người, gồm 80 % là họ Vũ, còn lại là họ LÊ, NGUYỄN, TẠ, NHỮ, LƯƠNG…Đặc biệt, bà con họ Vũ thuộc dòng Tích Thiện chiếm đông đảo hơn cả, có tới tỉ lệ 20% dân làng ?

Vì thế, tôi quan tâm tìm hiểu phái KỶ đầu tiên. Tôi có hỏi anh Thuận: “-phái Kỷ có mấy vị Tiến sĩ đời xưa?”, đáp: “-có hai ông là Vũ Công Bình và Vũ Huy Đĩnh”. Thú thật, tôi không hiểu nhiều về phái Kỷ, và nói chung là trước đây, tôi chỉ quan tâm đến NGŨ CHI, nên biết rõ và nhiều hơn Bát phái! Trong chuyến du khảo này, tôi mới rõ hơn về phái Kỷ và phái Bính phái Giáp. Vì trong 3 phái trên, có anh Thuận, a.Căn, cụ Phú, chị Xa là người ở phái Kỷ, tôi đã tiếp xúc. Phái Bính, có một chi phái thiên cư về làng Trắm ở Gia Lộc, tức dòng họ Vũ nhà ô. Nhiễu, Trầm, Thạch. Tôi có biên khảo rồi, còn Quang Trạch Đường là phái Giáp nhà a.Xuân Hịch ở Mộ Trạch có họ xa với a.Chính.

 

Chi tiết

Tôi tin rằng dịch giả Vũ Thế Khôi, và người hiệu đính Nguyễn Văn Nguyên khi ấn hành bộ cổ phả Mộ Trạch VŨ TỘC Thế Hệ Sự Tích có lẽ không thấy được một chi tiết thú vị trong đó? Vì quá dày, chép một “đại gia tính” gồm Ngũ Chi Bát Phái họ VŨ của LÀNG MỘ TRẠCH đã ghi chép trong mấy trăm trang sách. Vả lại 2 ông trên chỉ dịch thuật, chú giải và hiệu đính, chứ có chuyên khảo đâu mà để tâm làm gì các chi tiết, tiểu tiết nội dung những câu chữ, mẩu chuyện lý thú trong các nhân vật, thành viên của dòng họ VŨ đông đúc to lớn ấy?

Chi tiết

Thú thật, tôi đã có nhiều năm chuyên khảo gia phả nhiều họ nước ta: NGUYỄN, LÊ, TRẦN, PHẠM, ĐẶNG, TRỊNH, HOÀNG, QUẢN, TÔ, ĐINH, và nhiều nhất là họ VŨ, VÕ. Tôi đã hoa mắt và rối óc không thể nào nhớ xuể NGŨ CHI, BÁT PHÁI có bao nhiêu vị, từ đời đầu nhà TRẦN, thế kỷ XIII (13) đến giữa thế kỷ XVIII (18). Đúng là chỉ đọc cho biết đại cương khái quát thôi, chứ muốn tìm thê thứ người nào họ VŨ ở làng CHẰM Thượng hiện nay thì phải có cách đọc phả chuyên nghiệp mới biết được. Nhất là người ngoài làng MỘt Trạch như tôi, dễ gì mà khảo sát nổi?

Chi tiết

Xưa kia, các làng quê Việt Nam trước năm 1945 đều có Văn Chỉ để thờ các Thánh Nho, Tứ phối, Thập Triết cùng các vị tiên Hiền, tiên Nho và các cụ trong làng có chữ nghĩa, phẩm hàm Văn Giai (quan Văn), do triều đình phong cấp cho (như Thị Lang, Hồng Lô Thái Bảo, Hàn Lâm, Bát phẩm, cửu phầm Văn Giai, Bá Hộ …) mà có công với làng, đã khuất. Chỉ trừ các làng Công Giáo theo Tây, theo đạo Chúa thì không có đình, Miếu, Chùa, Am, các Từ Đường. Vì các Cha cố ngoại quốc cuồng tín, hiểu sai thờ Thành Hoàng, thờ Tiên Nho, thờ tổ tiên là tôn giáo nên cấm “con chiên bổn đạo” không được lễ lạy tổ tiên, ông bà trong ngày giỗ kị, cắm thắp hương, cúng vái. Huống chi Lễ Giỗ Tổ Họ, Thành Hoàng, Thánh Nho Hiền. Vì Thế, thời Pháp thuộc (1864 – 1945 – 1954) cộng đồng xã thôn Việt Nam đã coi các “làng có Đạo” như dị vật, vong bản; bị các Nho gia và đa số dân quê ghẻ lạnh, tránh xa, coi như kẻ thù. Vì thế có nhiều chuyện xích mích gây mất đoàn kết Lương Giáo, chỉ vì Tín ngưỡng dân tộc bị hiểu lầm. (May sau năm 1960, Tòa Thánh La Mã thấy sai lầm, sửa lỗi, cho thắp hương thờ gia tiên và được ăn giỗ, lễ lạy ông bà, cha mẹ đã khuất). Nên làng theo Đạo, không có Văn Chỉ!

Chi tiết

 

" Nhật Nguyệt Linh Khí tụ,

" Ngũ Phụng triều dương lai,

" Thập Bát Tiến Sĩ, Tam Tể Tướng,

" Tử Tôn vinh hiển, mãn cân đai."

Chi tiết

Là những người dạy học, đã làm công việc dạy Sử và nghiên cứu Sử học cổ đại Việt Nam, cũng như sưu khảo về gia phả học nước ngoài. Nhiều năm chuyên khảo về họ Vũ, Võ nói chung và dòng họ Vũ làng Mộ Trạch nói riêng, chúng tôi đã thắc mắc và băn khoăn nhiều về một số danh tính nhân vật được coi là khai tổ họ Vũ ở làng Chằm (Mộ Trạch), Hồng Châu (tức Hải Dương xa xưa). Đó là ông Vũ Nạp (là khởi tổ thứ nhất dòng họ Vũ lớn nhất và cũng danh giá nhất trong số các dòng họ Vũ khác làng Mộ Trạch). Theo “Mộ Trạch Vũ tộc Thế Hệ Sự Tích” ông Vũ Nạp được ấm phong hàm Tăng Thống, trong “Đinh Từ Tự Điển” được thờ hàng đầu trong số 179 vị truyền giáo hữu công, do cụ dạy con đỗ đại khoa. Trong “Xuân Diên Tử Điển” làng Mộ Trạch, ông Nạp cũng được thờ ở hàng thứ 7 trong tổng số 366 vị được thờ ở đình làng. Vậy mà bên cạnh danh tính Vũ Nạp, ông còn được một số vị nghiên cứu cho là ông chính là Vũ Vị, đỗ Ất khoa, khoa thi thông tam giáo tháng 8 năm 1247 triều Trần; Rồi ông Nạp cũng chính là Vũ Tướng Quân, tước Đồng Giang Hầu, phó tướng của Hoàng Tôn Trần Quốc Bảo, tham gia đánh quân Nguyên trên sông Bạch Đằng năm 1288, sau đó cụ lấy vợ lần thứ hai, và lập ra hai chi Họ Vũ ở Tràng Kênh và Dưỡng Động Hải Phòng ngày nay? 

Chi tiết

Bà con họ Vũ của làng Mộ Trạch này, cùng những người có quan tâm đến gia phả họ Vũ nơi đây không phải ai cũng nhớ và biết các cụ Khởi Tổ của Năm Chi và Tám Phái tên là gì? sống thời nào? Có lẽ 5 cụ Tổ Ngũ Chi thì nhiều người biết, vì là 5 anh em có Danh rõ ràng. Còn 8 cụ Tổ Bát Phái thì đa số cổ phả đều ít biết tên thật, chỉ có tên Hiệu thôi! Hầu hết các cụ Tổ mở đầu 8 phái, chỉ ghi là Vũ Công tức “ông họ Vũ”, chứ không là tên thật đâu (Chỉ có cụ Khởi tổ phái Mậu là biết tên húy) .

Đến nay, nhiều bà con Mộ Trạch cứ cho 8 Vị Tổ đầu tiên 8 Chi là con cháu 2 cụ Thái Học Sinh: Vũ Nghiêu Tá và Vũ Nông (là 2 con trai cụ Tổ Vũ Nạp). Điều này chỉ đúng một phần nửa mà thôi.

Chi tiết

Vì vậy, trong những năm tháng cuối đời còn lại, khi tôi đã sắp tròn 90 tuổi, nhờ ơn Tiên Tổ ít nhiều theo đòi nghiên bút mà võ vẽ năm ba, đôi phần chữ nghĩa. Nay xét thấy, những bút tích tiền nhân để lại, biết mà không lưu lại, làm mất đi những di sản quý báu ấy, thực là có tội với Tổ Tiên. Cuốn sách mỏng này, chúng tôi cùng nhau lượm lặt, sưu tầm ghi lại những câu đối, những bức hoành phi, mà tổ tiên đã dựng lên, khắc ghi, cung kính treo ở đình, miếu, chùa trên các đồng trụ, cổng làng. Tuy một số đã mất đi, một phần còn lại đó, xin kính cẩn ghi lại, phiên âm. Có thể có chữ chưa đúng, chưa chuẩn như nguyên bản. Mong rằng : Chữ nào chưa đúng hoặc thiếu, hoặc sai mong được bổ sung cho được hoàn hảo.

Việc làm này, không hề có tham vọng gì, mà chỉ nghĩ: Cháu con phải có trách nhiệm gìn giữ di sản của tổ tiên, sao cho những di sản văn hoá ấy mãi mãi được lưu tồn, như những tài sản quý giá của dòng họ Vũ Võ Việt Nam, danh thơm muôn thủa.

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8« Back · Next »