Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > ĐỊA DANH LỊCH SỬ

Ngày 25-7-2005, UBND tỉnh Tiền Giang đã ký Quyết định số 2699/QĐ-UBND công nhận 5 di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh là: Di tích lịch sử chiến thắng Ba Rài; Di tích lịch sử Đền thờ Võ Tánh; Di tích kiến trúc Đình Trung; Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Mỹ Lương; Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Hoà Lộc

Chi tiết

 

Bưởi là một địa danh chung cho tất cả các làng từ thuở xa xưa đã sinh sống dọc theo bờ sông Tô Lịch từ Yên Thái đến Hồ Khẩu, Thuþ Chương, là một cụm sáu làng xã thuộc tổng Trung huyện Vĩnh Thuận, vùng ngoại ô thành Thăng Long. Ca dao cổ còn ghi:

Chi tiết

Từ năm 1070, nhà Lý cho dựng văn miếu ở Thăng Long. ở các địa phương cũng dựng văn miếu, văn chỉ. Lúc đầu văn chỉ không có mái (theo từ điển Đào Duy Anh, thì văn chỉ là nền tế thánh, tế Khổng Tử ở các hương thôn lập nên) chỉ là một nền đất phẳng có 3 hoặc 4 bệ thờ. Đến thế kỷ 19, một số nơi xây từ đường khang trang sạch đẹp. Văn chỉ tổng Đỗ Xá (nay thuộc thị xã Bắc Ninh) được xây hồi đó. Tổng Đỗ Xá xưa gồm 8 xã: Đại Tráng; Phương Vĩ; Thanh Sơn; Đáp Cầu; Thị Cầu; Cổ Mễ; Y Na; Đọ Xá.

Chi tiết

Từ thị trấn Kim Tân, thủ phủ huyện Thạch Thành, bon theo tỉnh lộ 516 qua các xã Thành Trực, Thành Vinh chừng 20 km đường nhựa, thêm gần chục km đường đất đỏ bụi mù là lọt vào đất xã Thành Mỹ, nơi có địa danh Mường Đòn, vốn được giới quản lý văn hóa Xứ Thanh liệt vào danh mục một trong những vùng đất còn lưu giữ đôi chút văn hóa cổ truyền đáng quý cần quan tâm bảo tồn và phát triển.

Chi tiết

Các làng quê ở Việt Nam thì làng nào cũng có một ngôi đình. Đình là ngôi nhà công cộng của làng quê thời xưa, dùng làm nơi thờ Thành Hoàng - một vị thần của làng (thường là các nhân vật lịch sử có công với nước hoặc những người có công dựng làng phát triển sản xuất) và họp việc làng. Đó là ngôi nhà to, cao rộng trong làng được dựng bằng những cây cột tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng những gỗ quý. Đình có tường xây bằng gạch, cũng có khi không xây tường, mái đình lợp ngói mũi hài, bốn góc có bốn đầu đao cong vút như hình đôi chim phượng uốn cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt (lưỡng long chầu nguyệt). Mái đình như ôm ấp cả làng quê thân yêu.

Chi tiết

Đình Mạc Xá tại thôn Trạch Xá, xã Thi Cử( nay là thôn Mạc Xá, xã Tân Hồng) thờ thành hoàng là Vũ Hồn (804-853) , bố là người Hoa, mẹ là người Việt, quê trang Mạn Nhuế, Nam Sách; Năm 825, làm thứ sử Giao Châu, năm 841, thăng An Nam đô hộ phủ, cuối đời về sống ở ấp Khả Mộ, sau đổi thành Mộ Trạch (Bình Giang), nơi sau này trở thành Lò tiến sĩ xứ Đông.

Chi tiết
Trang:8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17« Back · Next »