Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 5,143
Truy cập hôm nay: 3,562
Lượt truy cập: 11,210,246
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > KHOA BẢNG

 

Đó là tấm bia mang tên TIÊN HIỀN LIỆT VỊ, bia văn chỉ xã Quan Tử huyện Lập Thạch, nay là thôn Quan Tử xã Sơn Đông huyện Lập Thạch. Tạo năm Tự Đức Mậu Dần (1878), tháng quý Đông. Nay đặt trong đền thờ nhà giáo Đỗ Khắc Chung thôn Quan Tử.

Bia có một mặt chữ, khuôn khổ 40 x 78 cm. Toàn văn chữ Hán, khắc chân phương, gồm 12 hàng chữ, Trấn bia chạm rồng, mặt trời lửa.

Bia ghi tự hiệu, chức tước của 12 vị đỗ đại khoa (Tiến sĩ) được suy tôn là bậc Hương hiền, được thờ trong làng Quan Tử.

Chi tiết

 

Từ khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh tứ 4 đời Vua Lý Nhân Tông - năm 1075: Chế khoa Minh Kinh bác học đến khoa thi Tiến sĩ cuối cùng của năm Kỷ Mùi niên hiệu Khải Định thứ 4 đời Nguyễn Bảo Đại - năm 1919, lịch sử khoa cử Việt Nam đã có 844 năm lịch sử với trên 180 khoa thi trên 2900 vị đỗ các kỳ thi cấp trung ương: Khoa tiến sĩ và Chế khoa. Họ là lực lượng chủ yếu của hệ thống quan văn nắm giữ các mặt của tổ chức nhà nước và xã hội, là những tác giả chủ yếu của nền văn học cổ Việt Nam và kho tàng thư tịch Hán - Nôm, bao gồm nhiều môn khoa học: ngữ văn, sử học, địa lý, dân tộc học, y học…

Khoa cử Việt Nam về cơ bản theo mô hình của chế độ khoa cử Trung Quõc thời Trung đại, nhưng do điều kiện lịch sử và văn hóa của Việt Nam đã tạo nên nhiều dị biệt trong thể chế. Lịch sử và thành tựu của khoa cử một bộ phận của giáo dục - văn hóa Việt Nam đã góp phần đặc sắc vào văn hóa văn minh chung của toàn khu vực.

Chi tiết

 

Theo "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, dưới thời phong kiến Việt nam ta có cả thảy 125 khoa thi với 127 đình nguyên và từ 127 đình nguyên này thì chỉ chọn có 47 Trạng nguyên, còn lại đều là bảng nhãn trở xuống.

 

Trong 47 vị được chọn đỗ trạng nguyên thì có 8 vị là người Hải Dương, gồm:

Chi tiết

 

Hưng Yên là vùng đát địa linh nhân kiệt. Nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi, được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng. Trong lĩnh vực quân sự có Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Bình. Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Khoa học có Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu. Văn học có nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng. Sân khấu chèo có Nguyễn Đình Nghị. Mỹ thuật có Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên. Hoạt động chính trị có Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu, Lê Văn Lương. v.v…

Gần 10 thế kỷ khoa cử Việt Nam (1075-1919) Hưng Yên có 228 vị đỗ đại khoa. Dưới đây là danh sách các vị đại khoa có tên khắc ở bia Văn Miếu Xích Đằng, Hưng Yên.

Chi tiết

Tạo sĩ là học vị cao nhất về Võ khoa đời xưa. Nó là Tiến sĩ Võ và cũng phải trải qua các khoa thi võ nghệ từ thấp lên cao, thường phải đậu Sơ cử (tức là Cử nhân Võ) xong mới được vào thi Bác cử để lấy Tạo sĩ. Kỳ thi Sơ cử (Cử Võ) và Bác cử cũng phải thi viết lý thuyết khá gay go qua các kỳ thi. Do đó Tạo sĩ phải khá giỏi về chữ nghĩa văn hóa mới đọc được binh thư, kinh điển và làm được văn bài sát hạch trong khoa thi Tiến sĩ Võ. Vì thế, Tạo sĩ tuy rất giỏi thập bát ban võ nghệ và trải qua nhiều pha thi đấu các loại binh khí và coi như được xếp vào hàng võ nghệ cao cường rồi. Triều đình và Binh Bộ còn bắt các thí sinh phải lầu thông kinh sử, binh pháp và sách Tứ Thư, Ngũ Kinh, Bắc Sử, Nam Sử nữa, bằng cách trả lời qua văn bài các câu hỏi rất chi tiết về chính trị, quân sự thời xưa và hiệntại khá ngoắt ngoéo để thử tài kiến thức, văn hóa của thí sinh võ. Ai có giỏi chữ nghĩa, thông hiểu các sách Tôn Ngô binh pháp, Hổ Trướng xu cơ, Binh thư yếu lược, Kinh, Sử, Tử, Tập,… mới viết được các bài văn nghị luận có cơ sở võ lược, chính trị quân sự xuất sắc. Như thế Tạo sĩ đời Hậu Lê cũngnhư triều Nguyễn (thế kỷ 18 và 19) là các bậc văn võ kiêm toàn cả. Đậu Tạo sĩ xong thường trở thành các tướng lĩnh và giữ chức vụ quan trọng ngoài biên ải, các Trấn, Doanh hoặc Võ quan cao cấp trong triều đình. Do đó, Tạo sĩ cũng được rước vinh quy bái tổ long trọng không kém gì Tiến sĩ.

Chi tiết

 

Nước ta bắt đầu có thi Nho học từ năm 1075 d­ới triều Lý Nhân Tông và chấm dứt thi Nho học vào năm 1919 đời vua Khải Định nhà Nguyễn. Trong 845 năm đó, đã có nhiều loại khoa thi khác nhau, ở mỗi triều đại lại có những đặc điểm khác nhau, song trong các đời Lý, Trần, Hồ có một đặc điểm chung là các khoa thi đều do triều đình đứng ra tổ chức, chỉ đạo thi.

Đời Lý mới bắt đầu có thi Nho học, quy chế thi thế nào nay không có điều kiện biết rõ, như­ng nói chung có lẽ các chế định còn sơ sài, chư­a thành nếp rõ rệt, ngư­ời ta tùy theo nhu cầu tuyển lựa quan lại của từng thời kỳ mà tổ chức thi và căn cứ theo nội dung thi, đối t­ợng dự thi, tuyển chọn mà đặt tên khoa thi như­: thi Nho học tam trư­ờng, thi tuyển ng­ười có văn học sung vào viện Hàn Lâm, thi tuyển ngư­ời vào hầu vua, hầu đông cung Thái tử học...

Chi tiết

Đỗ Trạng Nguyên là một vinh dự rất lớn. C'ac ông nghè, từ đời nhà Lê đã được tôn vinh. Có những lễ xướng danh, lễ vinh qui (vua ban cờ biển cho rước về huyện làng ) và được ghi tên vào bia đá đặc ở Văn Miếu. Đỗ TrTr.ng nguyên, tất nhiên được trọng vọng nữa. Đỗ Tiến sĩ, được bổ dụng đi làm quan, tối thiểu cũng làm quan tri phủ. Trạng nguyên , Bãng nhãn, Thám Hoa thì ở những chức vụ cao hơn.

Chi tiết

Hà Nam là mảnh đất hiếu học, tất nhiên ở đây kết tinh ở những nhân vật đỗ đạt, mà phải đỗ đại khoa, tức Tiến sĩ. Chưa có điều kiện để kiểm kê số liệu chính xác về số người đỗ Tiến sĩ đương đại, dưới đây chỉ viết về 53 vị đỗ Tiến sĩ và 3 vị đỗ Tiến sĩ (Tiến sĩ võ), tính từ người đỗ đầu tiên năm 1429 - Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiếu đến người đỗ cuối cùng vào năm 1910 là cụ Phó bảng Bùi Kỷ. Thực ra, khoa cử thời quân chủ cũng chấm dứt  vào 8 năm sau đó- năm 1918)

Chi tiết

 

Bắc Ninh là nơi có nhiều nhà khoa bảng ngay từ thời niên thiếu đã thông minh xuất chúng, được sử chép là “Thần đồng”. Sau đây là một số nhà khoa bảng mang danh hiệu “Thần đồng” tiêu biểu:

1. Lý Đạo Tái: (1254-1334) - người xã Vạn Tư, huyện Gia Định, nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình. Sách “Đặc san Bắc Ninh” ghi chép là “Thần đồng” 9 tuổi đã giỏi văn thư. Năm 21 tuổi, khoa thi năm Giáp Tuất niên hiệu Bảo Phù 2 (1274) đời Trần Thánh Tông, đỗ đầu khoa thi Đại tỷ thủ sỹ. Sau ông không nhận quan chức, xuất gia, từng trụ trì ở chùa Vân Yên, Báo Ân, Thanh Mai, Côn Sơn và có công xây dựng chùa Đại Bi ở quê pháp hiệu là Huyền Quang. Ông có tập thơ “Ngọc tiên” và bài phú vịnh chùa Hoa Yên và 24 bài thơ chữ Hán chép trong “Việt âm thi tập” và “Toàn Việ t thi lục”.  

Chi tiết

Tài liệu "Khoa Bảng Nho Học Quảng Nam" của Giáo Sư Trần Gia Phụng được đăng trong Ðặc San Ðất Quảng năm 2001 của Hội Ðồng Hương Quảng Nam Ðà Nẵng tiểu bang Washington.  XuQuang.com xin chân thành tri ân Giáo Sư Trần Gia Phụng về các nỗ lực của ông trong việc nghiên cứu văn hóa và lịch sử Quảng Nam.

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9« Back · Next »