Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 499
Truy cập hôm nay: 3,216
Lượt truy cập: 10,271,325
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > KHOA BẢNG

Trường thi Hương có từ đời Lê, mỗi khoa một lần chỉ có nhà gianh và rào nứa. Bốn phía ngoài cùng trường  thì rào tre nứa thật kín. Trong trường chia làm 4 phần: Phần thứ nhất ở trong cùng là nơi các quan đồng khảo, phúc khảo và giám khảo ở, phần giữa là nơi các đề điệu, giám thị và các quan dự vào việc thi. Hai phần này đều rào phên tre thật kín.

Chi tiết

Sau khi xây Văn Miếu tại kinh đô Huế vào năm Gia Long thứ 9 (1808), các tỉnh trong khắp đất nước lần lượt xây dựng Văn Miếu tại địa phương. Việc lập Văn Miếu cho thấy triều đình trọng Nho học và đề cao việc giáo dục.

Chi tiết

Từ thời Đinh, Lê Nho học chưa phát triển vì tình hình trong nước chưa ổn định. Đến thời Lý Hán học đã thịnh. Trong dân gian, việc học được phổ biến. Dân ta có chính thức ông đồ dạy học. Việc học của Thành Nam xưa có thể nói bắt đầu từ đây. Lúc đó nho học lên cao nhưng Phật giáo và Lão giáo cũng đồng hành. Đời nhà Trần Thành Nam đã có trường Văn Hưng.

Chi tiết

Nước ta có 20 thế kỷ chữ Hán từ thời Bắc thuộc. Có 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ bắt đầu từ thế kỷ 10 và khi bước sang thế kỷ 18-19 là thời kỳ toàn thịnh của chữ Nôm, lấn át chữ Hán với Hịch Tây Sơn, sau đó đến Truyện Kìều. Việc thi cử vì thế cũng dựa trên cái đà phát triển của chữ Nôm và chữ Hán.

Chi tiết

Đúng 60 năm sau ngày vua Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long, vào tháng 8 năm canh tuất (1070), vua Lý Thánh Tông cho dựng văn Miếu ở phía ngoài cửa Tây Nam hoàng thành. Cùng việc thờ Khổng Tử, bốn mùa sai quan đến tế lễ, vua còn chọn thầy giỏi đến nhà học ở phía sau chính điện để dạy cho Hoàng thái tử Lý Càn Đức học tập. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông chọn những người biết chữ trong số quan viên văn chức tại triều cho vào dự học. Từ đó, nhà học trong khu Văn Miếu ở Thăng Long được gọi là Quốc Tử giám.

Chi tiết

Nền văn hóa nước ta dưới các triều đại phong kiến chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo.
Tuy có những triều đại chủ trương tự chủ, sáng tạo ra chữ Nôm để làm văn tự riêng cho người trong nước (nhà Lê, nhà Hồ, nhà Tây Sơn) nhưng lề lối chính trị, giáo hóa, lễ nghi đều không khỏi dựa vào Nho học làm căn bản.

Chi tiết

Văn Miếu Bắc Ninh là một trong những di tích còn khá nguyên vẹn, với 11 bia đá ghi tên 645 vị khoa bảng của tỉnh, nơi có số người đỗ tiến sĩ nhiều nhất trong nước.

Chi tiết

Ngoài Văn Miếu ở Hà Nội và Huế, nơi ghi danh, thờ phụng các vị khoa bảng trong các triều đại phong kiến Việt Nam, nước ta còn có 26 Văn Miếu hàng tỉnh, trong đó Văn Miếu Bắc Ninh nổi tiếng nhất với 677 vị tiến sĩ của xứ Kinh Bắc (chiếm gần một phần tư tổng số tiến sĩ cả nước) được ghi danh. Văn Miếu Bắc Ninh là di tích lịch sử văn hóa phản ánh rõ nét nhất về lịch sử khoa bảng vẻ vang của quê hương Kinh Bắc.

Chi tiết

Nằm bên quốc lộ số 5, cách Hải Dương hơn 10 km về hướng Hà Nội, phía bên phải, giữa đồng lúa xanh rờn là toà nhà mái uốn cong rêu phong cổ kính. Đó là văn miếu Mao Điền, nổi tiếng của xứ Đông từ giữa thế kỷ thứ mười lăm.

Chi tiết

Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một công trình kiến trúc cổ, xây dựng tương đối quy mô còn lại được đến ngày nay ở thủ đô Hà Nội.
Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9« Back · Next »