Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 67
Truy cập hôm nay: 5,944
Lượt truy cập: 11,580,405
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > KHOA BẢNG

Đức Thần Tổ vị Thành hoàng làng Mộ Trạch (Hải Dương) đồng thời là thủy Tổ dòng họ Vũ - ngài Vũ Hồn (804 - 853) được ở ngôi đền nhỏ được xây cất từ nãm 1147. Những tài sản gia bảo đặc biệt quí giá còn được lưu giữ cho đến ngày nay: Cuốn gia phả dòng họ Vũ, 12 Đạo sắc phong của các triều Vua thời phong kiến, và bản Hương ước làng Mộ Trạch soạn thảo từ nãm 1776. Những tài liệu đó, đã khẳng định vai trò to lớn của dòng họ Vũ trong quá trình hình thành một làng Tiến sỹ độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Chi tiết

Theo cố GS Chân, ban đầu có vài gia đình ở các làng quanh đó là họ Vũ ở bên làng Chằm Thượng, họ Phạm ở Phù Ủng (là 2 làng có từ lâu đời hơn cả) di cư đấn nơi đất hoang sơ có nhiều gò đống, khai canh, lập nghiệp và đặt tên là Ngọc Cục (có thể ban đầu chỉ là 1 xóm thôi?). Về sau, qua thời Trần, Hồ, thời Minh thuộc (1293 – 1427) dân cư các nơi tụ về nhiều hơn, nên nhân khẩu Ngọc Cục tăng dần lên. Và đến triều Lê Sơ (1428 – 1527) thì đã khá sầm uất. Vì thế, đến thời Nhà Mạc cầm quyền (1527 – 1592) đã xuất hiện một khu đất gần làng (có lẽ là đất trồng hoa cũ) của bà Phi (vợ thứ) họ Phạm làng Phù Ủng, vợ Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329). Bà là con gái ngài Điện Soái Phạm Ngũ Lão có lập chùa ở gần con sông giáp đới ngạn Ngọc Cục, Phù Ủng. Nơi đó Bà cho gia nhân trồng hoa, có tên nôm là “trại bông” lấy hoa cúng Phật và trang trí nơi Bà cư trú. Dần dần có nhiều người đến phục dịch Bà trồng hoa. Rồi đem gia đình vào ở đó thành ấp Ủng Hoa. Sau nữa, nhân số gia tăng, đã lập ra Thôn Bông, có tên chữ là: Ủng Hoa Đường. Thôn này thời Nhà Lê Sơ và đầu thời Mạc (1428 – 1578) là một xóm trồng hoa của xã Ngọc Cục. Đến năm 1578, lúc đó ở thôn Bông đã có nhiều Nho sĩ, sĩ tử đi thi đỗ cao như Đoàn Quảng Phu, trúng Tiến sĩ từ năm 1514. Bùi Đình Kiên, Phạm Điển, Trương Hữu Phỉ gốc Ngọc Cục cũng đỗ Tiến sĩ trong thời nhà Mạc. Cho đến năm 1578, thôn Bông được tách ra thành 1 xã Ủng Hoa Đường độc lập, không thuộc xã Ngọc Cục nữa. Thời Lê Trịnh (Trung Hưng) 1593 – 1788 làng Hoa Đường đã có tên như thế (bỏ chữ Ủng có nghĩa là Ôm, tụ họp đông người) để nghe cho thanh tao.

Chi tiết

-Đây là một làng có văn học xưa (nay nói là làng văn hoá cổ) nên độc đáo hơn các làng khoa bảng khác ở chỗ trọng người có học thức có phẩm chức triều đình nên trong tế Văn ở Đình hàng năm, nếu tổ chức Đại Đán. Ban nghi lễ của làng, đều có đọc tế văn này. Trước nhất là nêu ngài Thành Hoàng THẦN TỔ được chức tước phẩm hàm của Triều Đình xưa, các Vua bao – phong (chỉ có các vị Thành Hoàng Phúc Thần mới được dùng  chữ ghép: “bao phong”). Còn các quan chức thì dùng chữ “phong”, hay gia phong  (ban thêm cho). Nhưng vị nào có chữ TẶNG, hay TRUY TẶNG ở trước phẩm hàm là đã chết rồi mới được ban chức tước thì gọi là TẶNG. Vì thế, thời xưa có câu khuôn mẫu chỉ dẫn là: Sinh Phong, Tử Tặng. Sống được phong, chết được tặng. Nên trong 360 cụ được tôn vinh trong Tế Văn, có một số Cụ có công trạng, nhưng có cụ chì có công nuôi dạy con cháu làm quan lớn, nên các Cụ đó được TẶNG phẩm hàm để thờ thôi, chứ lúc sống không hề có chức tước gì cả. Đó là hư danh có tính chất khen thưởng công lao nuôi dạy con cháu nên người. Theo điển lệ xưa, khi con cháu có làm quan to, cha mẹ được TẶNG chức tước kém con một bậc, ông bà kém cháu 2 bậc. Như cụ Tể Tướng Duy Chí, được Vua Lê Chúa Trịnh truy TẶNG bốn đời trực tiếp trên đời Cụ. Thực chất, có Cụ làm quan to, mà cha mẹ, ông bà, cụ kỵ, là nông dân thuần phác, không có học hành chữ nghĩa gì cả. Nhưng theo cổ lệ điển chế (tục xưa qui định) cũng được tặng “hàm Thượng Thư, Kim Tử Vinh, Lộc Đại Phu hay Thị Độc Học Sĩ, Thị Lang, Hàn Lâm đãi chiếu, Biên Tu…v.v.Việc TẶNG này chỉ là để động viên, an ủi, cho con cháu, cho thấy Vua và triều đình có quan tâm đến cha ông mình. Đó là đôi điều xin được chú giải cho người chưa biết, nhất là các thế hệ sau.

Chi tiết

Chúng tôi thích thú, thấy một phụ nữ họ Lê người làng Mộ Trạch là con gái Tiến Sĩ Kỷ Hợi Lê Công Triều (đỗ năm 1659) là bà Lê Thị Oanh được cả 2 bộ cổ phả Vũ và Lê ca ngợi bà Oanh là 1 phụ nữ học giỏi, nết na, đẹp người và tài năng dạy học xuất sắc ngang nam giới (môn sinh thành đạt  nhiều, có người đỗ Tiến Sĩ, đều ra làm quan). Bà là 1 nhà giáo mô phạm, tài giỏi hơn nhiều ông thày ở làng Mộ Trạch thuở xưa. Ngay trong lịch sử giáo dục ở nước ta xưa, chỉ có bà Lễ phu Nguyễn Thị Duệ ở Chí Linh đỗ Tiến Sĩ, chấm thi Hội chọn Tiến Sĩ đầu thế kỷ 17. Và sau đó, có bà Lê Thị Oanh vợ ông Hương Cống Tham Nghị: Vũ Công Tương (1645 – 1712) cũng cùng chồng mở lớp học dạy người cùng làng, cùng tổng. Bà dạy lớp thấp ông dạy lớp cao (đại tập), nhiều môn đồ thành đạt, có người đỗ Tiến Sĩ.

Chi tiết

Chúng tôi thích thú, thấy một phụ nữ họ Lê người làng Mộ Trạch là con gái Tiến Sĩ Kỷ Hợi Lê Công Triều (đỗ năm 1659) là bà Lê Thị Oanh được cả 2 bộ cổ phả Vũ và Lê ca ngợi bà Oanh là 1 phụ nữ học giỏi, nết na, đẹp người và tài năng dạy học xuất sắc ngang nam giới (môn sinh thành đạt  nhiều, có người đỗ Tiến Sĩ, đều ra làm quan). Bà là 1 nhà giáo mô phạm, tài giỏi hơn nhiều ông thày ở làng Mộ Trạch thuở xưa. Ngay trong lịch sử giáo dục ở nước ta xưa, chỉ có bà Lễ phu Nguyễn Thị Duệ ở Chí Linh đỗ Tiến Sĩ, chấm thi Hội chọn Tiến Sĩ đầu thế kỷ 17. Và sau đó, có bà Lê Thị Oanh vợ ông Hương Cống Tham Nghị: Vũ Công Tương (1645 – 1712) cũng cùng chồng mở lớp học dạy người cùng làng, cùng tổng. Bà dạy lớp thấp ông dạy lớp cao (đại tập), nhiều môn đồ thành đạt, có người đỗ Tiến Sĩ.

Chi tiết

Xưa kia, các làng quê Việt Nam trước năm 1945 đều có Văn Chỉ để thờ các Thánh Nho, Tứ phối, Thập Triết cùng các vị tiên Hiền, tiên Nho và các cụ trong làng có chữ nghĩa, phẩm hàm Văn Giai (quan Văn), do triều đình phong cấp cho (như Thị Lang, Hồng Lô Thái Bảo, Hàn Lâm, Bát phẩm, cửu phầm Văn Giai, Bá Hộ …) mà có công với làng, đã khuất. Chỉ trừ các làng Công Giáo theo Tây, theo đạo Chúa thì không có đình, Miếu, Chùa, Am, các Từ Đường. Vì các Cha cố ngoại quốc cuồng tín, hiểu sai thờ Thành Hoàng, thờ Tiên Nho, thờ tổ tiên là tôn giáo nên cấm “con chiên bổn đạo” không được lễ lạy tổ tiên, ông bà trong ngày giỗ kị, cắm thắp hương, cúng vái. Huống chi Lễ Giỗ Tổ Họ, Thành Hoàng, Thánh Nho Hiền. Vì Thế, thời Pháp thuộc (1864 – 1945 – 1954) cộng đồng xã thôn Việt Nam đã coi các “làng có Đạo” như dị vật, vong bản; bị các Nho gia và đa số dân quê ghẻ lạnh, tránh xa, coi như kẻ thù. Vì thế có nhiều chuyện xích mích gây mất đoàn kết Lương Giáo, chỉ vì Tín ngưỡng dân tộc bị hiểu lầm. (May sau năm 1960, Tòa Thánh La Mã thấy sai lầm, sửa lỗi, cho thắp hương thờ gia tiên và được ăn giỗ, lễ lạy ông bà, cha mẹ đã khuất). Nên làng theo Đạo, không có Văn Chỉ!

Chi tiết

Phần thứ nhất: Dịch nguyên văn bài nói đầu về thế hệ sự tích họ Vũ làng Mộ Trạch, nguyên văn bằng chữ Hán của cử nhân, Hình Bộ Lang Trung Vũ Phương Lan, viết năm 1769, có chú thích, đóng trong dấu ngoặc, và nói nội dung của sự nghiệp tục biên.

Phần thứ hai: Thế hệ họ Vũ làng Mộ Trạch từ đời thứ nhất đến đời thứ tư, bắt đầu phân ra ngũ chi, bát phái.

Phần thứ ba: Những chi (chi một và chi bốn) và những phái (phái Giáp, phái Ất, phái Bính) con cháu đã chuyển đi ở nơi khác hoặc không có người nối dõi, không còn ai ở làng.

Phần thứ tư: những chi (chi hai, chi ba, chi năm) và những phái (phái Đinh, phái Mậu, phái Kỷ, phái Canh, phái Tân) hiện con cháu còn ở trong làng.

Phần thứ năm: a)  Các phái hình thành về sau. -  b)   Phả họ Nhữ, từ phụ lục của phái Kỷ.  -  c)  Phả họ Nguyễn từ phụ lục của phái Ất. -   d)  Sơ đồ phả hệ họ Lê làng Mộ Trạch.  -  đ)   Mục lục.   e)  Phụ lục:  29 bài thơ vịnh nhân vật bổ sung cho những bài đã ghi trong phần dịch phả.  -   g)   Bàn về  nét  (tục biên)

Chi tiết

Cụ Vũ Tảo: PHỤ QUỐC THƯỢNG TƯỚNG QUÂN, tước: Lương Trạch Bá thời MẠC; ông là thế hệ thứ 6 của phái Ất làng Mộ Trạch. Là cháu 4 đời (tức cháu cố hay chắt) của cụ Vũ Quang Lộc (đời thứ 3 và là anh ruột của Tiến sĩ Vũ Cán 1502). Ông sinh vào khoảng đầu triều Vua Mạc Đăng Doanh (1530 – 1540)? Và là con duy nhất của cụ danh y: Vũ Bất Trị (đời 5) Thái Bộc Tự Thiếu Khanh Đạo (xứ) Nghệ An (triều Mạc Đăng Doanh, Phúc Hải, Phúc Nguyên 1530 – 1561) hiệu của cụ Bất Trị là Du Hiên, thọ 70 tuổi.

Chi tiết

       Đây là một làng cổ có từ giữa thế kỷ thứ IX (chín) được một nhân vật lịch sử VŨ HỒN (804 – 853) thành lập cách nay 1155 năm (844 – 2009) vẫn còn là các di tích văn hóa và lịch sử cổ đáng tham quan chiêm bái.

       Làng Mộ Trạch hiện nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 45 cây số đường xe chạy, bằng quốc lộ 5, hướng thị trấn Gia Lâm đi về phía thành phố Hải Dương và Hải Phòng (qua các thị trấn Sài Đồng, Trâu Quì, Như Quỳnh, Bần Yên Nhân…)

Chi tiết

 

CHỮ HÁN

1

 

Hải Dương thần phả

35 trang

K.h:HV.439(TV Viện Sử Học).

2

 

Mộ Trạch thế phả

14 trang

K.h: A.985 (Thư viện Hán Nôm).

3

 

Mộ Trạch tự điển cổ lệ

 

K.h A.660 (TV Hán Nôm).

4

 

Mộ Trạch Vũ tộc bát phái phả

246 trang.

K.h: A.660 (TV Hán nôm).

 

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9« Back · Next »